2024-06-10
Tin tức

Mũi khoan inox: cấu tạo, phân loại và cách sử dụng hiệu quả

Inox ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc gia công inox yêu cầu các dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Một trong những dụng cụ quan trọng nhất trong gia công inox chính là mũi khoan inox. Trong bài viết sau, Yamazen Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại dụng cụ này để có thể tối ưu cách sử dụng.  

1. Mũi khoan inox là gì?  

giới thiệu mũi khoan inox
Mũi khoan inox được dùng để tạo lỗ trên bề mặt vật liệu inox

Mũi khoan inox được dùng để tạo lỗ trên bề mặt vật liệu inox. Do đặc tính cứng, dai và chống ăn mòn của inox, việc khoan inox đòi hỏi loại mũi khoan chuyên dụng có khả năng chịu nhiệt, chịu mài mòn tốt và có độ cứng cao hơn so với các loại mũi khoan thông thường. 

2. Cấu tạo mũi khoan inox

Cấu tạo của mũi khoan inox bao gồm:

  • Đầu mũi khoan: thường có góc cắt từ 118° – 135° và được phủ các lớp phủ cứng như TiAlN, TiCN, DLC để tăng độ cứng, tăng khả năng chịu nhiệt và chống mài mòn. Mũi khoan inox thường có hai cạnh cắt sắc bén để đảm bảo cắt chính xác hơn.
  • Thân mũi khoan: thường được làm từ thép gió tốc độ cao (HSS) hoặc hợp kim cứng như carbide để đảm bảo độ cứng, chịu tải cao và tăng tuổi thọ. Thân mũi khoan có các rãnh xoắn giúp dẫn hướng mũi khoan, tạo lực đẩy phoi và giảm ma sát trong quá trình khoan. Rãnh xoắn của mũi khoan inox thường sâu hơn rãnh xoắn của các loại mũi khoan khác nhằm giúp loại bỏ phoi nhanh chóng.
  • Chuôi mũi khoan: thường có đường kính tiêu chuẩn để phù hợp với nhiều loại máy gia công khác nhau. Chuôi mũi khoan có thể là chuôi thẳng, chuôi côn hoặc chuôi lục giác tùy vào loại máy gia công sử dụng.

3. Phân loại mũi khoan inox 

Dưới đây là hai loại mũi khoan inox phổ biến được phân loại dựa trên vật liệu chế tạo.

  • Mũi khoan inox thép gió (HSS): được chế tạo từ thép gió nên có độ cứng khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao. Loại mũi khoan này có giá thành hợp lý và được ưa chuộng trong các ứng dụng gia công cơ bản. Tuy nhiên, chúng dễ mòn và cần phải mài lại thường xuyên hơn so với mũi khoan làm từ vật liệu cứng như carbide.
  • Mũi khoan inox carbide: được chế tạo từ carbide, một loại hợp kim cứng với khả năng chịu mài mòn và chịu nhiệt vượt trội. Mũi khoan inox carbide có khả năng làm việc tốt trên inox với hiệu suất cắt và độ chính xác cao. Loại mũi khoan này nổi bật với tuổi thọ dài hơn mũi khoan thép gió. Tuy nhiên, mũi khoan inox carbide có giá thành cao hơn và dễ bị vỡ nếu không được sử dụng đúng cách.

Ngoài ra, mũi khoan inox còn được chia theo kích thước. Một số kích thước phổ biến có thể kể đến như mũi khoan inox 1mm, mũi khoan inox 2mm, mũi khoan inox 3mm, mũi khoan inox 3,5mm, mũi khoan inox 10mm, mũi khoan inox 12mm, mũi khoan inox 16mm… 

Tìm hiểu thêm: Từ A-Z về mũi khoan sắt

4. Cách chọn mũi khoan inox phù hợp 

Chọn đúng loại mũi khoan inox sẽ giúp việc gia công inox hiệu quả hơn. Dưới đây là các bước lựa chọn mũi khoan inox phù hợp. 

  • Xác định loại inox cần gia công: Mỗi loại inox đều có độ cứng và đặc tính riêng. Vì vậy, phải xác định loại inox cần gia công để lựa chọn mũi khoan đáp ứng được vật liệu. Ví dụ, với inox 304 có độ cứng trung bình, mũi khoan HSS hoặc mũi khoan carbide sẽ là lựa chọn phù hợp. Với inox 316 có độ cứng cao hơn inox 304, nên chọn mũi khoan carbide hoặc mũi khoan hợp kim. Với inox 201 có độ cứng thấp, dễ gỉ sét, mũi khoan HSS sẽ là phương án tối ưu cho vật liệu này.  
cách lựa chọn mũi khoan inox
Kích thước mũi khoan inox cần phải phù hợp với đường kính lỗ khoan mong muốn
  • Lựa chọn đường kính mũi khoan inox: Kích thước mũi khoan inox cần phải phù hợp với đường kính lỗ khoan mong muốn. Doanh nghiệp nên chọn mũi khoan có kích thước nhỏ hơn một chút so với kích thước lỗ khoan để đảm bảo độ chính xác và tránh làm hỏng inox. Tuy nhiên việc lựa chọn này tùy thuộc vào thiết bị, vật liệu inox, dung sai sản phẩm…
  • Lựa chọn chiều dài mũi khoan inox: Chiều dài mũi khoan cần phù hợp với độ sâu của lỗ cần khoan. Mũi khoan quá ngắn sẽ không thể khoan lỗ sâu còn mũi khoan quá dài có thể gây rung lắc và dễ bị gãy.

Đọc thêm: Mũi khoan tâm: phân loại và hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất

5. Hướng dẫn khoan inox hiệu quả 

Để sử dụng mũi khoan inox hiệu quả và an toàn, doanh nghiệp nên thực hiện theo hướng dẫn sau. 

  • Cố định mũi khoan: Đầu tiên, cần ắp và cố định mũi khoan inox vào máy khoan. Sau khi lắp xong, hãy thử xoay mũi khoan bằng tay để đảm bảo mũi khoan không bị lỏng. 
kỹ thuật sử dụng mũi khoan inox
Khoan inox đòi hỏi kỹ thuật để có thể đạt được hiệu quả cao nhất
  • Đánh dấu và tạo điểm khởi đầu: Với máy khoan cơ, sử dụng bút đánh dấu để xác định vị trí khoan và dùng đột dập (center punch) để tạo một vết lõm nhỏ. Điều này giúp mũi khoan không bị trượt khi bắt đầu khoan. Với máy gia công CNC thì có thể dùng các mũi khoan tâm… 
  • Đặt máy khoan vuông góc với bề mặt inox: Việc này đảm bảo lỗ khoan được chính xác và tránh làm gãy mũi khoan. 
  • Điều chỉnh tốc độ khoan: Tốc độ khoan cần phù hợp với vật liệu và kích thước lỗ khoan, cụ thể: nên khoan tốc độ thấp với inox mềm và lỗ khoan nhỏ và khoan tốc độ cao hơn với inox cứng và lỗ khoan lớn. Ngoài ra, lực khoan cũng cần đều và ổn định, tránh áp lực quá mạnh gây gãy mũi khoan.
  • Thay đổi tốc độ khoan khi cần: Nếu mũi khoan bị kẹt hoặc rung lắc, hãy giảm tốc độ khoan. 
  • Dùng dung dịch làm mát: Sử dụng dung dịch làm mát hoặc dầu bôi trơn để giảm ma sát và nhiệt độ khi khoan inox. Việc này giúp kéo dài tuổi thọ của mũi khoan inox và cải thiện chất lượng lỗ khoan. 

Lưu ý: không nên khoan inox trên bề mặt cong hoặc gồ ghề. Điều này có thể khiến mũi khoan bị kẹt hoặc gãy. 

6. Cách bảo quản mũi khoan inox 

Áp dụng các cách bảo quản dưới đây sẽ giúp tăng tuổi thọ và nâng cao hiệu suất cắt của mũi khoan inox.

  • Vệ sinh sau khi sử dụng: làm sạch mũi khoan để loại bỏ bụi bẩn, cặn vật liệu và dầu mỡ. Có thể bôi một lớp dầu mỏng lên mũi khoan để bảo vệ bề mặt khỏi gỉ sét và ăn mòn.
  • Lưu trữ đúng cách: giữ mũi khoan trong môi trường khô ráo, tránh tiếp xúc với độ ẩm cao vì dễ gây gỉ sét và ăn mòn. Nên đặt mũi khoan trong hộp bảo quản để ngăn va đập và trầy xước.
  • Kiểm tra định kỳ: kiểm tra mũi khoan định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc. Nếu mũi khoan bị cùn, hãy mài lại để duy trì hiệu suất cắt tốt nhất. Nếu mũi khoan bị gãy hoặc hư hỏng, hãy thay thế để đảm bảo hiệu quả công việc. 

Tìm hiểu thêm: Các loại mũi khoan sâu phổ biến hiện nay

7. Yamazen Việt Nam – Đơn vị phân phối mũi khoan inox uy tín, giá tốt 

Yamazen Việt Nam là đơn vị phân phối chính hãng các loại mũi khoan inox chất lượng cao từ các thương hiệu danh tiếng Nhật Bản như Mitsubishi, OSG, Dijet, Sumitomo, Nachi, Ryoco… 

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dụng cụ cắt gọt kim loại, Yamazen Việt Nam cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính hãng với chất lượng tốt nhất và dịch vụ chuyên nghiệp nhất.  

  • Sản phẩm chính hãng, chất lượng: Tất cả các loại mũi khoan inox tại Yamazen Việt Nam đều được nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu thế giới, đảm bảo độ bền và hiệu quả gia công vượt trội. 
  • Đa dạng chủng loại: Yamazen Việt Nam cung cấp đa dạng các loại mũi khoan inox chuyên dụng đáp ứng mọi nhu cầu gia công khác nhau của doanh nghiệp. 
  • Giá cả cạnh tranh: Là đại lý phân phối chính hãng của nhiều thương hiệu nên mức giá tại Yamazen Việt Nam luôn cạnh tranh nhất thị trường. 
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm: Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Yamazen Việt Nam luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp từ khi lựa chọn cho đến khi sử dụng.  

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu mua mũi khoan inox, hãy liên hệ với Yamazen Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá mũi khoan inox chi tiết nhất! 

5/5 - (4 votes)