2024-03-27
Tin tức

Các giải pháp tự động hóa trong nhà máy sản xuất phổ biến hiện nay

Tự động hóa đang trở thành xu hướng tất yếu trong trong ngành sản xuất, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Việc ứng dụng các giải pháp tự động hóa giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất làm việc và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trong bài viết sau, hãy cùng Yamazen Việt Nam tìm hiểu những giải pháp tự động hóa phổ biển nhất hiện nay và ứng dụng của chúng.

1. Giới thiệu về giải pháp tự động hóa

Giải pháp tự động hóa là việc ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào các hoạt động nhất định nhằm tự động hóa quy trình, thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, nguy hiểm hoặc đòi hỏi độ chính xác cao.

giải pháp tự động hóa
Giải pháp tự động hóa giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và năng suất lao động

Giải pháp tự động hóa là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0.

2. Vì sao doanh nghiệp cần triển ứng dụng giải pháp tự động hóa trong sản xuất?

Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần liên tục cải thiện và nâng cao quy trình làm việc của mình. Một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này là triển khai các giải pháp tự động hóa trong sản xuất. Dưới đây là 5 lý do chính giải thích điều này.

2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Các giải pháp tự động hóa giúp hạn chế sai sót nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đồng nhất khi đưa ra thị trường. Ví dụ, hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm tự động có thể phát hiện và loại bỏ các sản phẩm lỗi ngay trong quá trình sản xuất, chỉ giữ lại các sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.

2.2. Tăng cường hiệu suất làm việc

Giải pháp tự động hóa cho phép thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và chính xác hơn so với con người. Nhờ vậy, thời gian sản xuất sẽ được rút ngắn, từ đó cải thiện hiệu quả làm việc chung của doanh nghiệp. Ví dụ, một dây chuyền sản xuất tự động có khả năng hoạt động liên tục 24/7 sẽ giúp tăng năng suất làm việc gấp nhiều lần so với quy trình thủ công, cần sự can thiệp của con người.

2.3. Tối ưu hóa mọi chi phí

Việc ứng dụng các giải pháp tự động hóa vào quy trình sản xuất sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân công, vật liệu và năng lượng. Ví dụ, robot có thể thay thế con người trong việc thực hiện các công việc nguy hiểm hoặc đòi hỏi sự chính xác cao. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

2.4. Đảm bảo an toàn lao động

Tự động hóa giúp hạn chế việc con người tham gia vào các nhiệm vụ nguy hiểm hoặc độc hại, từ đó cải thiện môi trường làm việc và bảo vệ sức khỏe người lao động. Ví dụ, robot có thể thay thế con người thực hiện các công việc nguy hiểm như hàn, cắt, sơn… trong môi trường độc hại.

2.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh

Sử dụng các giải pháp tự động hóa, doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn về hiệu suất và chất lượng sản phẩm, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và thu hút khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm với chất lượng tốt hơn nhưng giá thành rẻ hơn nhờ việc ứng dụng tự động hóa.

3. Các giải pháp tự động hóa phổ biến nhất hiện nay

Tự động hóa mang đến nhiều giải pháp hiệu quả cho các quy trình khác nhau. Dưới đây là các giải pháp tự động hóa phổ biến hiện nay.

3.1. Assembly Automation (lắp ráp tự động)

Assembly Automation là hệ thống tự động hóa được dùng để lắp ráp các bộ phận riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ thống lắp ráp tự động này thường bao gồm robot, băng chuyền và các thiết bị khác để thực hiện lặp đi lặp lại một số thao tác nhất định.

giải pháp tự động hóa - lắp ráp tự động
Assembly Automation là giải pháp tự động hóa được dùng để lắp ráp các bộ phận riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh

Ứng dụng của hệ thống lắp ráp tự động Assembly Automation

  • Ngành công nghiệp ô tô: được dùng để để lắp ráp các bộ phận của ô tô như động cơ, hộp số, nội thất…
  • Ngành công nghiệp điện tử: được dùng để lắp ráp các linh kiện điện tử như bảng mạch, chip, tụ điện…
  • Ngành hàng tiêu dùng: được dùng để lắp ráp các sản phẩm tiêu dùng như đồ chơi, đồ dùng gia dụng…
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: được dùng để đóng gói thực phẩm và đồ uống…
  • Các sản phẩm khác: các sản phẩm hoặc cụm sản phẩm là 1 phần trong các sản phẩm cuối cùng.

3.2. Pick and Place (tranfer system)

Pick and Place là hệ thống gắp và đặt sản phẩm từ vị trí này sang vị trí khác. Chúng được ứng dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình sản xuất, từ cấp nhiên liệu đầu vào đến đóng gói sản phẩm đầu ra. Hệ thống Pick & Place thường bao gồm robot, camera, băng chuyền, thực hiện các thao tác di chuyển chính xác và nhanh chóng.

giải pháp tự động hóa - pick and place
Pick and Place là hệ thống gắp và đặt sản phẩm từ vị trí này sang vị trí khác

Ứng dụng của hệ thống gắp và đặt sản phẩm Pick and Place

  • Ngành công nghiệp điện tử: gắp và đặt linh kiện điện tử nhỏ trên bảng mạch, điện thoại, máy tính, tivi; kiểm tra và đóng gói sản phẩm điện tử.
  • Ngành dược phẩm: gắp và đặt viên nang vào hộp; lắp ráp các thiết bị y tế như ống nghiệm, kim tiêm; kiểm tra và đóng gói sản phẩm dược phẩm.
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: gắp và đặt thực phẩm vào hộp; hoàn thiện hộp đồ ăn, chai nước; kiểm tra và đóng gói sản phẩm.
  • Ngành công nghiệp kho bãi: gắp và đặt sản phẩm từ kệ hàng đến băng tải hoặc ngược lại; sắp xếp và phân loại hàng hóa trong kho; chuẩn bị hàng hóa cho việc vận chuyển.
  • Ngoài ra, hệ thống Pick & Place còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác như: may mặc, mỹ phẩm, hóa chất…

3.3. Machine Tending

Machine Tending là ứng dụng tự động hóa làm nhiệm vụ tải, dỡ vật liệu vào và ra khỏi các máy công cụ hoặc hệ thống sản xuất khác. Cụ thể, machine tending thường bao gồm các hoạt động như:

  • Tải nguyên liệu: đặt vật liệu hoặc sản phẩm vào máy móc.
  • Tháo dỡ sản phẩm: lấy sản phẩm hoặc vật liệu ra khỏi máy sau khi hoàn tất quá trình sản xuất.
  • Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Một số hệ thống machine tending có thể được lập trình để kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất.
  • Bảo trì máy móc: kiểm tra và bảo dưỡng máy móc nhằm đảm bảo chúng hoạt động ổn định.
giải pháp tự động hóa - machine tending
Machine Tending là ứng dụng tự động hóa làm nhiệm vụ tải, dỡ vật liệu vào và ra khỏi các máy công cụ

Ứng dụng của Machine Tending

  • Ngành gia công cơ khí: được sử dụng để tải phôi vào, dỡ phôi ra khỏi máy cắt, máy gia công CNC, máy ép nhựa
  • Ngành công nghiệp ô tô: được dùng để tải và dỡ các bộ phận kim loại hoặc nhựa vào và ra khỏi các máy gia công, máy ép, hoặc máy hàn…
  • Ngành công nghiệp điện tử: được sử dụng để tải và dỡ các bo mạch in, linh kiện điện tử vào và ra khỏi máy gia công, máy đóng gói hoặc máy kiểm tra.
  • Ngành công nghiệp nhựa: được dùng để tải và dỡ các sản phẩm nhựa vào và ra khỏi các máy ép nhựa, máy đùn nhựa hoặc máy thổi phôi.
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: được sử dụng để tải và dỡ các sản phẩm vào và ra khỏi các máy đóng gói, máy chế biến hoặc máy kiểm tra chất lượng.

3.4. Material Addition

Material Addition là ứng dụng tự động hóa được thiết kế để cung cấp và quản lý vật liệu trong quy trình sản xuất. Cụ thể, hệ thống này cung cấp các nguyên liệu, hóa chất, phôi, hoặc bất kỳ vật liệu nào cần thiết cho quá trình sản xuất.

giải pháp tự động hóa - material addition
Material Addition là giải pháp tự động hóa được thiết kế để cung cấp và quản lý vật liệu trong quy trình sản xuất

Ứng dụng của Material Addition

  • Ngành gia công cơ khí và ép nhựa: được sử dụng để cung cấp nguyên liệu như kim loại, nhựa vào máy gia công hoặc máy ép nhựa.
  • Ngành hóa chất: được dùng để cung cấp các hóa chất và thành phần chính vào quy trình sản xuất hóa chất.
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: được sử dụng để cung cấp nguyên liệu như đường, muối, dầu, thành phẩm và các thành phần khác vào quy trình sản xuất.
  • Ngành dược phẩm: được dùng để cung cấp các thành phần dược phẩm vào quy trình sản xuất thuốc và sản phẩm y tế.
  • Ngành công nghiệp điện tử: được sử dụng để cung cấp các linh kiện và vật liệu điện tử vào các dây chuyền sản xuất và lắp ráp.

4. Yamazen Việt Nam – đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp tự động hóa trong sản xuất

Yamazen Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp tự động hóa toàn diện và hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm từ việc tư vấn, thiết kế đến triển khai, Yamazen Việt Nam luôn sẵn lòng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí.

Liên hệ với Yamazen Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về giải pháp tự động hóa hiệu quả và tối ưu với doanh nghiệp của bạn!

5/5 - (1 vote)