2023-09-07
Tin tức

Máy ép nhựa là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động

Các sản phẩm từ nhựa đã và đang được sử dụng rộng rãi không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như điện tử, vận tải, xây dựng, quốc phòng… Đi theo sự phát triển này, máy ép nhựa cũng trở nên phổ biến hơn nhờ khả năng đáp ứng đa dạng sản phẩm, năng lực sản xuất cao và dễ dàng tự động hóa. Trong bài viết sau, hãy cùng Yamazen Việt Nam tìm hiểu cụ thể về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng của loại máy này.    

1. Máy ép nhựa là gì? 

Máy ép nhựa Sodick
Máy ép nhựa Sodick

Máy ép nhựa (tiếng Anh là injection molding machine) hay còn được gọi là máy ép phun, máy ép keo là loại máy được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền ứng dụng công nghệ ép phun. Máy có tác dụng cố định khuôn đóng trong suốt quá trình đẩy nhựa nóng chảy bằng áp lực phun vào lõi khuôn. Lúc này, nhựa sẽ lấp đầy lòng khuôn và sau khi được làm nguội, sản phẩm sẽ được đẩy ra ngoài thông qua hệ thống lõi.  

2. Cấu tạo máy ép nhựa – hệ thống chính  

Phần cơ cấu chấp hành của máy ép nhựa gồm hai bộ phận chính là phần kẹp khuôn và phần phun nhựa. Phần nguồn cấp có thể là thủy lực hoặc động cơ điện. Các máy ép nhựa hiện đại với hệ thống điều khiển điện tự động có nhiều chức năng cài đặt chương trình ép. 

Cấu tạo máy ép nhựa
Cấu tạo máy ép nhựa

2.1. Phần kẹp khuôn 

Phần kẹp khuôn bao gồm phần kẹp khuôn cố định và phần kẹp khuôn di động. Trong đó: 

  • Phần kẹp khuôn cố định làm nhiệm vụ kẹp và giữ phần khuôn cố định. Nhờ đó, khuôn sẽ luôn ở vị trí chính xác nhờ vào vòng định vị trên khuôn và lỗ định vị.  
  • Phần kẹp khuôn di động có chức năng kẹp nửa khuôn phía di động. Phần này sẽ di chuyển theo phương song song với hướng đóng mở khuôn trong chu trình ép phun. Bên cạnh đó, nó được cài thêm phần lói đẩy nhằm tác động lên tấm đẩy pin, đẩy sản phẩm ra ngoài. 

2.2. Phần phun nhựa 

Đây là phần sử dụng nhiệt độ để chuyển hóa nhựa từ dạng rắn sang dạng lỏng. Tiếp đó, phần nhựa lỏng sẽ được đẩy vào khuôn thông qua hệ thống áp lực vòi phun và vít xoắn. 

Ngoài phần kẹp khuôn và phần phun nhựa, máy ép nhựa còn được trang bị hệ thống làm nguội, hệ thống hỗ trợ và robot.  

3. Nguyên lý hoạt động của máy ép nhựa 

Máy ép nhựa hoạt động giống như một kim tiêm. Đầu tiên, nhựa (dạng bột hoặc dạng hạt) sẽ được đưa vào phễu chứa. Tiếp theo, nhựa sẽ được làm nóng chảy bởi các thanh gia nhiệt và chuyển thành thể lỏng. Lúc này, toàn bộ nhựa lỏng sẽ được dẫn lên phía trước nhờ trục vít. Đồng thời, trục vít sẽ lùi về sau để tạo ra khoảng trống cho nhựa chảy vào phía trước đầu phun.  

Nguyên lý hoạt động của máy ép nhựa
Nguyên lý hoạt động của máy ép nhựa

Nhờ áp lực đẩy của trục vít (không xoay), nhựa nóng chảy sẽ được bơm vào khuôn. Sau khi khuôn đã chứa đầy nhựa, hệ thống làm mát sẽ chuyển nhựa từ thể lỏng sang thể rắn và làm nguội sản phẩm. Phần kẹp khuôn di động sẽ mở khuôn ra một khoảng và đẩy sản phẩm ra ngoài. 

4. Ưu điểm của máy ép nhựa 

Máy ép nhựa sở hữu nhiều tính năng vượt trội, mang đến những lợi ích thiết thực cho nhà sản xuất khi ứng dụng thiết bị này vào trong dây chuyền công nghệ ép phun. 

  • Có khả năng ép nhiều loại nhựa khác nhau, kể cả các loại nhựa dẻo, nhựa nhiệt rắn…  
  • Quy trình ép nhựa được thực hiện tự động dựa trên chương trình lập trình sẵn từ máy tính. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và giảm giá thành sản xuất. 
  • Chất lượng sản phẩm đồng đều, đạt chuẩn thẩm mỹ và kỹ thuật của bản thiết kế. 

Tham khảo các dòng máy ép nhựa Yamazen Việt Nam đang phân phối.

Quý khách hàng có thể để lại thông tin tại form này để nhận tư vấn chi tiết về các dòng máy ép nhựa hiện đại nhất trên thị trường.

5. Phân loại máy ép nhựa 

Tùy theo tiêu chí mà máy ép nhựa được chia thành các loại máy ép nhựa khác nhau, cụ thể:

5.1. Phân loại theo trục 

Dưới đây là các loại máy ép nhựa dựa theo tiêu chí phân loại theo trục.

5.1.1. Máy ép nhựa ngang (Horizontal Injection Molding Machine)

Máy ép nhựa ngang là loại máy ép nhựa phổ biến nhất với cấu trúc trục ngang, phù hợp để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chúng khá dễ sử dụng và có giá thành rẻ hơn máy ép nhựa đứng.

5.1.2. Máy ép nhựa đứng (Vertical Injection Molding Machine)

Máy ép nhựa đứng có cấu trúc trục đứng, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm phức tạp và có kích thước lớn và phức tạp. Chúng thường có cấu tạo phức tạp hơn và giá thành cao hơn máy ép nhựa ngang.

5.2. Phân loại theo nguyên lý hoạt động của khuôn 

Dưới đây là các loại máy ép nhựa phân loại theo tiêu chí nguyên lý hoạt động.

5.2.1. Máy ép đùn nhựa (Extrusion Molding Machine)

Máy ép đùn nhựa hoạt động dựa trên nguyên lý đùn nhựa qua khuôn để tạo thành sản phẩm có hình dạng mong muốn. Loại máy này phù hợp để sản xuất các sản phẩm có chiều dài lớn và hình dạng đơn giản như ống nhựa, thanh nhựa, màng nhựa, dây điện, dây cáp…

5.2.2. Máy ép phun nhựa (Injection Molding Machine)

Máy ép phun nhựa là loại máy phổ biến nhất trong công nghiệp nhựa. Nhựa được nấu chảy và phun vào khuôn với áp suất cao để tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp. Máy ép phun nhựa thích hợp để sản xuất hàng loạt các sản phẩm nhựa yêu cầu độ chính xác cao như linh kiện điện tử hay các bộ phận của ô tô.

5.2.3. Máy ép cán nhựa (Calendering Machine)

Máy ép cán nhựa sử dụng các trục lăn để nén nhựa thành các tấm mỏng hoặc màng nhựa. Loại máy với thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm như phim nhựa, tấm nhựa, và các sản phẩm nhựa trang trí.

5.3. Phân loại theo nguyên lý cấu tạo 

Dưới đây là các loại máy ép nhựa phân loại theo tiêu chí nguyên lý cấu tạo.

5.3.1. Máy ép nhựa thủy lực (Hydraulic Injection Molding Machine)

Máy ép nhựa thủy lực sử dụng hệ thống thủy lực để tạo áp lực nén nhựa vào khuôn. Ưu điểm của loại máy này là lực ép mạnh, phù hợp để sản xuất các sản phẩm nhựa lớn và phức tạp.

5.3.2. Máy ép nhựa cao tần (High Frequency Plastic Welding Machine)

Máy ép nhựa cao tần sử dụng sóng điện từ tần số cao để gia nhiệt và ép nhựa. Công nghệ này mang lại tốc độ sản xuất cao và độ bền sản phẩm tốt. Máy ép nhựa cao tần thường được ứng dụng trong sản xuất bao bì, linh kiện điện tử, đồ chơi, và thiết bị y tế.

5.3.3. Máy ép nhựa điện (Electric Injection Molding Machine)

Máy ép nhựa điện sử dụng động cơ điện để tạo ra lực ép. Loại máy này có khả năng tiết kiệm năng lượng, độ chính xác cao và thân thiện với môi trường.

5.4. Phân loại theo kích thước  

Dưới đây là các loại máy ép nhựa phân loại theo kích thước

5.4.1. Máy ép nhựa mini

Máy ép nhựa mini thường có kích thước và công suất nhỏ, lực ép chỉ từ vài tấn đến 30 tấn. Loại máy này thường được sử dụng trong các trường học hoặc các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn giản.

5.4.2. Máy ép nhựa cỡ nhỏ

Lực ép của máy ép nhựa cỡ nhỏ thường từ 30 tấn đến 100 tấn. Chúng thường được ứng dụng trong sản xuất các loại linh kiện điện tử nhỏ, đồ chơi, phụ kiện nhựa, phụ tùng ô tô…

5.4.3. Máy ép nhựa cỡ trung

Máy ép nhựa cỡ trung tạo ra lực ép từ 100 tấn đến 500 tấn. Chúng đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng và được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ gia dụng, phụ tùng ô tô, và thiết bị điện tử. Các công suất phổ biến của máy ép nhựa cỡ trung là máy ép nhựa 100 tấn, máy ép nhựa 150 tấn, máy ép nhựa 200 tấn.

5.4.4. Máy ép nhựa cỡ lớn

Máy ép nhựa cỡ lớn cung cấp lực ép lớn nhất, từ 500 tấn trở lên và có thể lên tới vài nghìn tấn. Ưu điểm của loại máy này là khả năng sản xuất các sản phẩm lớn và nặng với hiệu suất cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp ở quy mô lớn. Một số sản phẩm của máy ép nhựa cỡ lớn có thể kể đến là thùng phuy, bồn chứa, pallet nhựa, vỏ máy, vỏ thiết bị…

Tìm hiểu ngay:

6. Ứng dụng của máy ép nhựa 

Đi cùng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nhựa ngày càng tăng cao, phạm vi ứng dụng của máy ép nhựa cũng được mở rộng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề:  

  • Ngành sản xuất, đóng gói bao bì nhựa: bao bì nhựa, vỏ nhựa, chai lọ nhựa… 
  • Ngành công nghiệp bao bì thực phẩm: vỏ, hộp bánh kẹo, khay đựng thực phẩm… 
  • Ngành công nghiệp dược phẩm: bao bì thuốc, vỉ thuốc…. 
  • Ngành công nghiệp xây dựng: vách ngăn, trần nhựa, thiết bị vệ sinh… 
  • Ngành sản xuất ô tô: cần gạt, đòn bẩy điều khiển, tay nắm cửa, bảng điều khiển, mái che cho cửa sổ trời… 

Tùy vào ngành nghề, thiết kế, kích thước của sản phẩm cần sản xuất mà doanh nghiệp nên lựa chọn loại máy ép phù hợp với hoạt động của mình.  

7. Yamazen Việt Nam – Nhà phân phối máy ép nhựa uy tín, giá tốt nhất thị trường

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm nhà cung cấp máy ép nhựa chất lượng, giá tốt; hãy đến với Yamazen Việt Nam, nhà phân phối chính thức của nhiều thương hiệu máy ép nhựa hàng đầu thế giới. Chúng tôi cam kết:

  • Sản phẩm đa dạng: cung cấp nhiều loại máy ép nhựa phù hợp với mọi nhu cầu sản xuất, từ máy ép nhựa mini đến máy ép nhựa cỡ lớn, từ máy ép nhựa thủy lực đến máy ép điện tử.
  • Chất lượng đảm bảo: cam kết sản phẩm chất lượng cao, nhập khẩu chính hãng Nhật Bản từ các thương hiệu danh tiếng như máy ép nhựa Sodick, máy ép nhựa Toyo… và được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất kho.
  • Giá cả cạnh tranh: mang đến mức giá tốt nhất thị trường, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: cung cấp dịch vụ bảo hành nhanh chóng, tận tình; đảm bảo máy móc hoạt động ổn định và hiệu quả.

Ngay hôm nay, hãy liên hệ với Yamazen Việt Nam để được tư vấn cụ thể và nhận báo giá máy ép nhựa chi tiết nhất.

5/5 - (13 votes)