2023-08-14
Tin tức

Từ A-Z những điều cần biết về máy tiện CNC

Máy tiện CNC đã và đang thay thế máy tiện thủ công nhờ khả năng vận hành tự động, độ chính xác cao, năng suất lớn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Chính nhờ máy tiện CNC, ngành sản xuất cơ khí đã có bước tiến triển vượt bậc. Trong bài viết sau, Yamazen Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về máy tiện CNC để có thể đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp. 

1. Máy tiện CNC là gì? 

Máy tiện CNC là loại máy gia công cơ khí được tích hợp hệ thống điều khiển bằng máy tính (CNC – Computer Numerical Control) để thực hiện các nguyên công tiện. Với khả năng vận hành tự động qua phần mềm, chất lượng gia công của máy tiện CNC luôn đồng đều và đảm bảo độ chính xác cao.  

Máy tiện Citizen Cincom L32
Máy tiện CNC Citizen Cincom L32

Máy tiện CNC thường dùng để tiện tròn, tiện vát, tiện mặt, tiện rãnh, tiện ren… Bên cạnh đó, một số máy tiện CNC còn có thể gia công khoan, doa hay đánh bóng… 

Đọc thêm: Máy CNC: khái niệm, phân loại, ưu và nhược điểm

2. Ưu điểm của máy tiện CNC 

Máy tiện CNC sở hữu nhiều ưu điểm so với máy tiện truyền thống:  

  • Độ chính xác gia công cao, hạn chế tối đa sai số và lượng phế phẩm sau gia công. 
  • Tốc độ tiện phôi nhanh, tiết kiệm thời gian gia công và nâng cao hiệu suất làm việc. 
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều. 
  • Tuổi thọ dao cao, tăng độ bền cho dao, đồ gá và phụ tùng máy. 
  • Tiết kiệm chi phí nhân công vì máy hoạt động tự động. 

Tìm hiểu thêm: Tiện là gì? Các phương pháp tiện trong gia công cơ khí

3. Cấu tạo của máy tiện CNC 

Các bộ phận chính của máy tiện CNC
Các bộ phận chính của máy tiện CNC

Máy tiện CNC gồm những bộ phận chính sau: 

  • Thân máy: gồm khung máy và chân đế giúp cố định các bộ phận khác của máy tiện. Thân máy cần có độ cứng vững tốt, thường được đúc bằng gang hoặc thép.  
  • Trục chính: gồm cụm trục chính và động cơ truyền động chính. Động cơ của trục chính có thể là loại một chiều hoặc xoay chiều. 
  • Mâm cặp: được gắn trên trục chính, dùng để kẹp phôi, định vị phôi.  
  • Ổ dao: là nơi gá dao tiện CNC đồng thời thực hiện các chuyển động của dao theo chiều ngang và chiều dọc. 
  • Ụ động: di chuyển dọc theo trục Z của máy. Chúng thường dùng để đỡ một đầu của phôi và lắp các dụng cụ như mũi khoan, khoét, taro.  
  • Bảng điều khiển CNC: là nơi lưu trữ toàn bộ chương trình gia công và là nơi kỹ sư thực hiện các thao tác vận hành máy.  

4. Nguyên lý hoạt động của máy tiện CNC 

Máy tiện CNC hoạt động dựa trên chuyển động quay của phôi và chuyển động chạy dao, trong đó: 

  • Chuyển động quay của phôi tạo ra tốc độ cắt. 
  • Chuyển động chạy dao giúp xác định bước tiến dao, định hình bề mặt gia công. Chuyển động chạy dao bao gồm: 
    • Chạy dao dọc: hướng chuyển động của dao cắt song song với đường tâm của máy tiện.
    • Chạy dao ngang: hướng chuyển động của dao cắt vuông góc với đường tâm máy tiện.
    • Chạy dao nghiêng: hướng chuyển động của dao cắt tạo thành góc với đường tâm của máy tiện (áp dụng với gia công mặt côn).
    • Chạy dao theo đường cong: áp dụng với gia công các bề mặt định hình. 

5. Các loại máy tiện CNC 

Máy tiện CNC được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào tiêu chí phân loại.  

5.1. Phân loại máy tiện CNC dựa theo số trục  

Dựa theo số lượng trục, máy tiện CNC được chia thành các loại sau: 

  • Máy tiện CNC 2 trục: được thiết kế với 2 trục chính. Loại máy này có thể gia công đường kính bên ngoài, bên trong, mặt, khoan và taro. 
máy tiện CNC 2 trục Okuma 2SP-2500H
Máy tiện CNC 2 trục Okuma 2SP-2500H
  • Máy tiện CNC 3 trục: thường gồm trục X, trục Z, trục C và hệ thống dao.  
  • Máy tiện CNC 4 trục: so với máy 3 trục, loại máy này có thêm trục Y. Máy phù hợp để gia công chi tiết phức tạp với yêu cầu chính xác cao.  
  • Máy tiện CNC 5 trục: thêm đầu rơ-vôn-ve (turret) thứ hai, cho phép hai công cụ gia công cùng một lúc. Máy phù hợp gia công với số lượng lớn nhờ khả năng gia công nhanh chóng. 

Hữu ích: Từ A-Z thông tin doanh nghiệp cần biết về máy tiện CNC 2 trục

5.2. Phân loại máy tiện CNC theo chức năng

Dựa theo chức năng, máy tiện CNC được chia thành các loại dưới đây:

  • Máy tiện CNC vạn năng: dùng để gia công mặt trụ ngoài, côn ngoài, ren vít ngoài, mặt trụ trong, côn trong, ren vít trong, tiện chép ngoài… 
  • Máy tiện CNC chuyên dụng: chỉ dùng để gia công một số chi tiết nhất định. 
  • Máy tiện CNC chép hình: dùng để gia công những chi tiết phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. 
  • Máy tiện cụt CNC: dùng để gia công các chi tiết lớn và nặng. 
  • Máy tiện CNC đứng: trục chính của máy được lắp theo chiều thẳng đứng. Máy dùng để gia công các chi tiết nặng và phức tạp. 
  • Máy tiện CNC ngang: trục chính của máy được lắp theo chiều ngang. Máy gia công các chi tiết nhẹ hơn máy tiện CNC đứng. 
Máy tiện CNC ngang Genos L3000
Máy tiện CNC ngang Genos L3000
  • Máy tiện CNC nhiều dao: cho phép sử dụng nhiều dao cắt cùng lúc để gia công các chi tiết phức tạp. 
  • Máy tiện CNC revolver: máy có một bàn dao đặc biệt được gọi là đầu dao revolver chứa toàn bộ dao cắt. Trục chính của máy có thể được đặt theo chiều đứng hoặc ngang. 

5.3. Phân loại máy tiện CNC dựa theo kích thước  

Dựa theo kích thước, máy tiện CNC được chia thành 3 loại chính sau đây:

  • Máy tiện CNC mini: thường được dùng trong nghiên cứu, giảng dạy. 
  • Máy tiện CNC trung bình: thường dùng trong các xưởng gia công cơ khí vừa và nhỏ. 
  • Máy tiện CNC cỡ lớn: thường dùng trong các xưởng gia công cơ khí lớn để gia công chi tiết phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. 

6. Cách vận hành máy tiện CNC 

Trước khi vận hành máy tiện CNC, doanh nghiệp cần nắm được quy trình gia công tiện:  

  • Bước 1: Thiết kế mô hình CAD. 
  • Bước 2: Chuyển tệp CAD thành chương trình tiện CNC. 
  • Bước 3: Chuẩn bị máy tiện CNC. 
  • Bước 4: Thực hiện gia công tiện. 
  • Bước 5: Kiểm tra, giám sát hoạt động gia công. 

Vận hành gia công tiện chính là bước thứ 4 trong quy trình gia công tiện. Các bước vận hành cụ thể như sau:  

  • Bước 1: Khởi động máy tiện. Bật trục xoay theo một trong hai hướng để làm nóng máy dần dần nhằm đảm bảo không xảy ra hư hỏng trong quá trình gia công. 
  • Bước 2: Cài đặt các lệnh cần cho gia công tiện. 
  • Bước 3: Gá dao cắt. Lưu ý chọn dao phù hợp với phôi và lắp đặt đúng vị trí dao.  
  • Bước 4: Đặt phôi vào mâm cặp và siết chặt. 
  • Bước 5: Thao tác trên bảng điều khiển CNC. 
  • Bước 6: Thiết lập điểm gốc của phôi cho máy tiện CNC. 
  • Bước 7: Bắt đầu gia công CNC. 

7. Giá máy tiện CNC 

Giá máy tiện CNC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, thiết kế, đời máy, tính năng… Khi mua máy, doanh nghiệp cần nói rõ nhu cầu và ngân sách của mình để đơn vị cung cấp có thể đưa ra tư vấn phù hợp nhất.  

Tham khảo ngay: Bảng báo giá máy tiện CNC chính hãng Nhật Bản mới nhất

8. Mua máy tiện CNC chính hãng, uy tín ở đâu? 

Thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp máy tiện CNC. Tuy nhiên, tùy vào quy mô của từng công ty mà chất lượng máy và chính sách bảo hành sẽ có sự khác nhau. Nếu doanh nghiệp đang tìm mua máy tiện CNC từ các thương hiệu uy tín với chính sách bảo hành tốt, hãy liên hệ với Yamazen Việt Nam.  

Yamazen Việt Nam là công ty hàng đầu Nhật Bản chuyên cung cấp máy tiện CNC từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như Okuma, Citizen, Takamaz, Takisawa, Muratec… Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, Yamazen Việt Nam còn đảm bảo dịch vụ chuyên nghiệp từ lắp đặt, bảo hành đến khắc phục sự cố, với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết mang đến giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường cho mọi loại máy.

Hiện tại, Yamazen Việt Nam đang có sẵn nhiều dòng máy tiện CNC hiện đại với nhiều chức năng và mức giá. Doanh nghiệp có thể lựa chọn máy tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của mình. Yamazen Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn để doanh nghiệp có thể chọn được loại máy gia công phù hợp nhất.

Hữu ích: Kinh nghiệm chọn mua máy tiện CNC chính hãng, chất lượng, giá tốt

Xem thêm:

Các dòng máy phay, máy tiện CNC Okuma

Các dòng máy tiện CNC Citizen

5/5 - (12 votes)