2024-08-06
Tin tức

Đồ gá kiểm tra là gì? Thiết kế và chế tạo đồ gá kiểm tra theo yêu cầu

Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp gia công cơ khí và đồ gá kiểm tra chính là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện điều này. Trong bài viết sau, Yamazen Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đồ gá kiểm tra, nguyên lý hoạt động của chúng và gợi ý dịch vụ thiết kế và chế tạo đồ gá kiểm tra uy tín trên thị trường.

1. Đồ gá kiểm tra là gì?

đồ gá kiểm tra dùng để kiểm soát và đo lường chi tiết một cách hiệu quả
Đồ gá kiểm tra dùng để kiểm soát và đo lường chi tiết

Đồ gá kiểm tra (còn gọi là jig gá kiểm tra, jig kiểm) là thiết bị chuyên dụng dùng để kiểm soát và đo lường chi tiết một cách hiệu quả. Cụ thể, thiết bị này giúp xác định chính xác các thông số kỹ thuật như kích thước, hình dạng, độ bóng, độ nhám… nhằm đảm bảo chi tiết đạt yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhờ đồ gá kiểm tra, các lỗi sản xuất có thể được phát hiện sớm, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí do lỗi hỏng phát sinh sau này.

Tìm hiểu thêm: Toàn bộ thông tin cần biết về đồ gá

2. Cấu tạo đồ gá kiểm tra

Cấu tạo đồ gá jig kiểm tra thường gồm 5 bộ phận chính dưới đây:

  • Thân đồ gá: là phần khung chính của đồ gá, đóng vai trò như nền tảng để lắp đặt các bộ phận khác. Thân đồ gá được thiết kế để chịu lực và đảm bảo ổn định trong quá trình kiểm tra.
  • Cơ cấu định vị: làm nhiệm vụ đảm bảo chi tiết được đặt chính xác ở vị trí cần kiểm tra. Cơ cấu định vị thường gồm các bộ phận như khối định vị, giá đỡ và các cơ cấu hỗ trợ khác.
  • Cơ cấu kẹp chặt: giúp giữ chặt chi tiết trong quá trình kiểm tra. Cơ cấu này có thể là kẹp cơ khí, kẹp khí nén hoặc kẹp thủy lực.
  • Cơ cấu đo, kiểm tra: gồm các dụng cụ và thiết bị đo lường như calipers, micrometers, thước đo, cảm biến… dùng để đo và đánh giá các thông số của chi tiết.
  • Các cơ cấu phụ khác: gồm các bộ phận hỗ trợ khác như tay quay, tay vặn, các bộ phận điều chỉnh… giúp quá trình kiểm tra trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

3. Vì sao nên sử dụng đồ gá kiểm tra?

đồ gá kiểm tra giúp đảm bảo chi tiết đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đã đề ra
Đồ gá kiểm tra giúp đảm bảo chi tiết đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đã đề ra

Sử dụng đồ gá kiểm tra là một công đoạn cần thiết trong gia công cơ khí, giúp xác định xem sản phẩm có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không. Bằng cách kiểm tra kích thước, hình dạng, độ bóng… của chi tiết; đồ gá kiểm có thể phát hiện sớm các lỗi sai trước khi chuyển sang các công đoạn khác hoặc xuất xưởng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và lãng phí nguyên vật liệu mà còn hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Đồ gá lắp ráp

4. Nguyên lý hoạt động của đồ gá kiểm tra

nguyên lý hoạt động của đồ gá kiểm tra
Nguyên lý hoạt động của đồ gá kiểm tra

Đồ gá kiểm tra hoạt động dựa trên nguyên lý so sánh các thông số thực tế của sản phẩm với các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thiết lập trước đó. Quá trình này thường bao gồm các bước dưới đây.

  • Định vị: Đặt chi tiết cần kiểm tra vào đồ gá và cố định chúng tại các điểm định vị. Việc này đảm bảo chi tiết luôn ở đúng vị trí trong quá trình kiểm tra.
  • Kẹp chặt: Cơ cấu kẹp chặt giữ chi tiết ổn định trong suốt quá trình kiểm tra. Điều này ngăn chặn sự dịch chuyển hoặc rung động, giúp đảm bảo kết quả đo lường chính xác.
  • Đo lường và kiểm tra: Việc kiểm tra chất lượng chi tiết bao gồm nhiều loại khác nhau, từ kiểm tra kích thước, hình dạng đến kiểm tra bề mặt, chức năng. Khi thực hiện kiểm tra,  các thiết bị tích hợp trong đồ gá như thước đo, máy đo hình dạng, máy đo độ nhám, máy đo độ bóng… sẽ được sử dụng để đo các thông số cần thiết của chi tiết.
  • So sánh và đánh giá: Kết quả đo lường được so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá xem chi tiết có đáp ứng yêu cầu chất lượng hay không. Nếu kết quả không đạt yêu cầu, các lỗi sai sẽ được phát hiện và ghi nhận.

Khám phá ngay: Đồ gá hàn & đồ gá khoan

5. Nguyên nhân gây ra sai số khi sử dụng đồ gá kiểm tra

Sai số trong khi sử dụng đồ gá kiểm tra chất lượng sản phẩm có thể do những nguyên nhân sau:

  • Thiết bị đo lường không được hiệu chỉnh đúng cách: Kết quả đo có thể sai lệch nếu các dụng cụ đo lường trên đồ gá không được hiệu chỉnh hoặc bảo trì đúng cách.
  • Lỗi khi định vị: Các thông số đo lường sẽ không chính xác nếu chi tiết không được định vị đúng hoặc bị dịch chuyển trong quá trình kiểm tra.
  • Kẹp chặt không đồng đều: Cơ cấu kẹp chặt nếu không được thiết lập đúng cách có thể làm thay đổi vị trí của chi tiết hoặc không giữ chặt, dẫn đến sai số trong kết quả đo.
  • Đồ gá bị mài mòn hoặc hư hỏng: Đồ gá có thể bị mài mòn hoặc hư hỏng khi qua một thời gian sử dụng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng định vị và đo lường chính xác.
  • Điều kiện môi trường: Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm hoặc bụi bẩn có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của đồ gá và thiết bị đo lường.
  • Lỗi người vận hành: Việc thao tác không đúng cách cũng có thể dẫn đến sai số trong quá trình kiểm tra.

6. Quy trình thiết kế và chế tạo đồ gá kiểm tra tại Yamazen Việt Nam

Yamazen Việt Nam áp dụng quy trình gia công đồ gá nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

  • Xác định nhu cầu sử dụng: Bước này bao gồm xác định loại chi tiết cần gia công và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.
  • Thiết kế sơ bộ: Dựa vào nhu cầu, phát triển ý tưởng thiết kế cơ bản, bao gồm việc phác thảo các bộ phận chính như bàn gá, kẹp phôi và các cơ cấu định vị. Sau đó, chọn vật liệu phù hợp để đảm bảo độ bền và khả năng chống mài mòn.
  • Tính toán và kiểm tra: Tính toán kỹ thuật để đảm bảo thiết kế đáp ứng các yêu cầu về sức bền và độ chính xác. Tiếp theo, đánh giá khả năng hoạt động của đồ gá thông qua mô phỏng hoặc thử nghiệm ban đầu.
  • Thiết kế chi tiết: Hoàn thiện bản vẽ chi tiết cho từng bộ phận của đồ gá, bao gồm kích thước, thông số kỹ thuật và các yêu cầu gia công. Thiết kế các bộ phận phụ trợ như cơ cấu điều chỉnh và hệ thống truyền động.
  • Gia công và lắp ráp: Thực hiện gia công các bộ phận theo bản vẽ thiết kế. Sau đó, lắp ráp các bộ phận để tạo thành đồ gá hoàn chỉnh, đảm bảo tất cả các phần kết nối đồng bộ và hoạt động hiệu quả.
  • Thử nghiệm và hiệu chỉnh: Sử dụng đồ gá trong các thử nghiệm gia công thực tế để kiểm tra tính chính xác và hiệu suất. Tiếp đó, thực hiện các điều chỉnh nếu cần để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của đồ gá.

7. Yamazen Việt Nam – Đơn vị thiết kế đồ gá kiểm tra uy tín nhất thị trường

Yamazen Việt Nam tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và chế tạo đồ gá kiểm tra hàng đầu thị trường. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm chất lượng với nhiều ưu điểm:

  • Độ chính xác vượt trội: Jig gá kiểm tra của Yamazen Việt Nam được thiết kế để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, giúp kiểm tra các thông số kỹ thuật của chi tiết một cách chính xác.
  • Độ bền ấn tượng: Được làm từ vật liệu chất lượng cao và sản xuất dưới quy trình chế tạo tiên tiến, jig kiểm của Yamazen Việt Nam có độ bền cao, chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.
  • Hiệu quả sản xuất cao: Đồ gá kiểm của Yamazen Việt Nam giúp tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm thiểu thời gian và chi phí kiểm tra.
  • Tính linh hoạt cao: Đồ gá kiểm tra của Yamazen Việt Nam được thiết kế để phù hợp với nhiều loại chi tiết và quy trình kiểm tra khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Chi phí hợp lý: Yamazen Việt Nam thiết kế và chế tạo đồ gá kiểm tra với chi phí hợp lý, đảm bảo giá trị cao cho khách hàng.
  • Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Yamazen Việt Nam luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng đồ gá.

Hãy liên hệ với Yamazen Việt Nam để sở hữu đồ gá kiểm tra chất lượng với mức giá hợp lý nhất!

5/5 - (1 vote)