2024-04-03
Tin tức

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử trong nhà máy sản xuất

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp hiện đại. Nhờ chúng, chất lượng sản phẩm được nâng cao và hiệu quả sản xuất được đẩy mạnh. Trong bài viết sau, Yamazen Việt Nam sẽ giới thiệu về ứng dụng, cấu tạo và quy trình vận hành của dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử.  

1. Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là gì? 

tổng quan về dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử
Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử được ứng dụng trong nhiều nhà máy sản xuất hiện nay

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là hệ thống tự động hóa được thiết kế để lắp ráp các linh kiện điện tử vào bo mạch chủ (PCB – Printed Circuit Board) nhằm tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ thống này tạo thành một quy trình khép kín, trong đó mỗi công đoạn thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt. 

Hữu ích: Các giải pháp tự động hóa hiệu quả trong nhà máy sản xuất hiện nay

2. Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử? 

lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử
Doanh nghiệp hưởng nhiều lợi ích khi ứng dụng dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử

Dưới đây là các lý do doanh nghiệp nên sử dụng dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử thay vì thực hiện thủ công:  

  • Tính tự động hóa cao: Hầu hết các công đoạn trong dây chuyền đều được thực hiện tự động bởi máy móc, robot và các thiết bị khác, hạn chế sự tham gia của con người.  
  • Độ chính xác cao: Việc sử dụng máy móc giúp đảm bảo độ chính xác tối đa trong quá trình lắp ráp, giảm thiểu sai sót và lỗi sản phẩm do con người.  
  • Năng suất cao: Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử có khả năng hoạt động 24/7, giúp tăng hiệu suất sản xuất và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường. 
  • Tiết kiệm chi phí: Nhờ tính tự động hóa cao, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử giúp giảm thiểu nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 
  • An toàn lao động: Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử giúp giảm nguy cơ tai nạn lao động cho nhân công. 

3. Cấu tạo của dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử 

Để có thể hoạt động trơn tru, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử cần có những bộ phận chính sau đây: 

3.1. Băng tải – thiết bị đầu vào (load in) 

Băng tải là bộ phận vận chuyển PCB và các linh kiện điện tử qua các trạm khác nhau trong dây chuyền lắp ráp. Băng tải có thể được làm từ nhựa, cao su hoặc kim loại và được điều khiển bằng động cơ điện. 

Tìm hiểu thêm: Máy CNC phay mạch in PCB

3.2. Máy in keo hàn (máy bôi keo) – tùy theo sản phẩm 

Máy in keo hàn được dùng để in keo hàn lên PCB theo vị trí của các linh kiện. Máy in keo hàn có thể sử dụng công nghệ in phun hoặc in stencil. 

3.3. Máy pick and place – hệ thống tay gắp

dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử
Hệ thống pick and place trên dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử

Máy pick and place (gắp và đặt) được sử dụng để đặt các linh kiện điện tử lên PCB một cách chính xác. Máy này sử dụng hệ thống camera và robot để xác định vị trí của linh kiện và đặt chúng vào đúng vị trí trên PCB. 

3.4. Lò hàn

Lò hàn dùng để nung nóng PCB để làm chảy keo hàn và gắn các linh kiện vào PCB. Lò hàn có thể sử dụng công nghệ đối lưu hoặc hồng ngoại. Lò hàn có thể có hoặc không tùy theo sản phâm·

3.5. Máy kiểm tra – vision 

Máy kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra xem sản phẩm có hoạt động đúng chức năng hay không và có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hay không. Máy kiểm tra có thể sử dụng công nghệ quang học, điện tử hoặc cơ học. 

3.6. Hệ thống điều khiển 

Như đúng tên gọi, hệ thống điều khiển là bộ phận điều khiển hoạt động của toàn bộ dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử. Hệ thống điều khiển bao gồm bộ điều khiển logic (PLC – Programmable Logic Controller), máy tính và phần mềm điều khiển. 

Ngoài các bộ phận cấu thành trên, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử còn có thể bao gồm các bộ phận khác như:  

  • Máy cắt PCB: Máy cắt PCB dùng để cắt PCB thành kích thước phù hợp. 
  • Máy uốn chân linh kiện: Máy uốn chân linh kiện dùng để uốn chân linh kiện cho phù hợp với các lỗ trên PCB. 
  • Máy rửa PCB: Máy rửa PCB dùng để rửa sạch PCB trước khi lắp ráp. 
  • Máy sấy PCB: Máy sấy PCB dùng để sấy khô PCB sau khi rửa. 

Tùy vào loại sản phẩm và công nghệ sản xuất mà doanh nghiệp có thể bổ sung các bộ phận khác vào dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử của mình. 

Đọc thêm: Tự động hóa công nghiệp: ứng dụng và các loại hình phổ biến

4. Quy trình lắp ráp linh kiện điện tử trên dây chuyền 

quy trình của dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử
Quy trình thực hiện lắp ráp linh kiện điện tử trên dây chuyền 

Việc lắp ráp linh kiện điện tử trên dây chuyền thường được thực hiện theo các bước dưới đây: 

4.1. Chuẩn bị 

Tại bước này, trước tiên, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra chất lượng và số lượng bo mạch chủ (PCB), linh kiện điện tử, keo hàn, vật liệu hàn… để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành cài đặt các chương trình lập trình theo yêu cầu sản phẩm.  

4.2. Lắp ráp SMT (Surface Mount Technology) – hệ thống gắn linh kiện lên bảng mạch chính. 

Lắp ráp SMT là công nghệ phổ biến nhất hiện nay trong việc lắp ráp các linh kiện điện tử có kích thước nhỏ. Quy trình này lắp ráp SMT bao gồm các bước sau: 

  • In keo hàn: Keo hàn sẽ được in lên PCB theo vị trí của các linh kiện bằng máy in SMT. Việc in keo hàn yêu cầu độ độ chính xác cao để đảm bảo các linh kiện được gắn vào đúng vị trí trên PCB. 
  • Lắp đặt linh kiện: Thông qua camera và robot, máy pick and place sẽ tiến hành đặt các linh kiện điện tử lên đúng vị trí trên PCB. 
  • Hàn: Sau khi các linh kiện được đặt vào đúng vị trí, PCB sẽ được đưa vào lò hàn. Lò hàn sẽ nung nóng PCB ở nhiệt độ thích hợp để keo hàn chảy ra, giúp các linh kiện được gắn chắc vào PCB. 

4.3. Lắp ráp PTH (Through-Hole Technology) – máy cắm linh kiện. 

Lắp ráp PTH được ứng dụng cho các linh kiện điện tử có kích thước lớn hoặc có chân cắm. Quy trình lắp ráp PTH bao gồm các bước sau: 

  • Cắm linh kiện: Các linh kiện có chân cắm sẽ được cắm vào các lỗ trên PCB. Việc cắm linh kiện cần đảm bảo độ chính xác để tránh hư hỏng. 
  • Hàn: Sau khi linh kiện được cắm vào đúng vị trí trên PCB, chân cắm của linh kiện sẽ được hàn vào PCB bằng máy hàn hoặc tay hàn.  

4.4. Kiểm tra – vision – AOI 

Sau khi lắp ráp xong, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Việc kiểm tra bao gồm: 

  • Kiểm tra chức năng: Sản phẩm sẽ được kiểm tra xem có hoạt động đúng chức năng hay không. 
  • Kiểm tra chất lượng: Sản phẩm sẽ được kiểm tra xem có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu không. Các tiêu chí có thể là: kiểm tra độ bền, kiểm tra khả năng chịu nhiệt, kiểm tra khả năng chống nước,… 

4.5. Đóng gói 

Sau khi kiểm tra, các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đóng gói cẩn thận để đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển và lưu kho. 

Lưu ý: quy trình lắp ráp linh kiện điện tử có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.  

5. Ứng dụng của dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử  

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực phổ biến.  

  • Ngành sản xuất điện tử: dùng để lắp ráp các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính, tivi, thiết bị gia dụng (máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng…)… 
  • Ngành công nghiệp ô tô: dùng để lắp ráp các linh kiện điện tử cho hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn của ô tô 
  • Ngành y tế: dùng để lắp ráp các thiết bị y tế như máy móc chẩn đoán, máy móc điều trị… 
  • Ngành hàng không vũ trụ: dùng để lắp ráp linh kiện điện tử cho các thiết bị hàng không vũ trụ như máy bay, tàu vũ trụ… 
  • Ngành công nghiệp tự động hóa: dùng để lắp ráp các linh kiện điện tử cho robot và các thiết bị tự động hóa khác. 

6. Yamazen Việt Nam – nhà cung cấp dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử uy tín, chất lượng 

Yamazen Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử uy tín trên thị trường hiện nay. Chúng tôi cam kết mang đến dây chuyền lắp ráp tối ưu về cả chất lượng và chi phí cho mọi doanh nghiệp.  

  • Cung cấp dây chuyền lắp ráp cho nhiều ngành nghề: Yamazen Việt Nam cung cấp đa dạng các loại dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, phù hợp với nhiều ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất điện thoại di động, máy tính, y tế, ô tô… 
  • Thiết kế và chế tạo dây chuyền theo yêu cầu: Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao; Yamazen Việt Nam chắc chắn sẽ mang đến thiết kế dây chuyền lắp ráp phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. 
  • Hỗ trợ dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng chuyên nghiệp: Yamazen Việt Nam hỗ trợ dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử luôn hoạt động hiệu quả và ổn định. 

Liên hệ Yamazen Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử phù hợp nhất! 

Rate this post