Tự động hóa sản xuất: bước tiến cho doanh nghiệp hiện đại
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và năng suất luôn là bài toán nan giải với mọi doanh nghiệp. Nguyên do là vì việc sử dụng lao động thủ công ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế như: năng suất thấp, chất lượng không đều, chi phí cao… Vậy giải pháp nào giúp giải quyết những vấn đề trên? Tự động hóa sản xuất chính là câu trả lời. Trong bài viết sau, hãy cùng Yamazen Việt Nam tìm hiểu về lợi ích của chúng và các loại hình tự động hóa sản xuất phổ biến hiện nay.
Contents
1. Tự động hóa sản xuất là gì?
Tự động hóa sản xuất là việc sử dụng công nghệ và hệ thống điều khiển để thay thế con người thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất.
2. Mục đích của tự động hóa sản xuất
Việc triển khai tự động hóa sản xuất nhằm đạt được các mục đích sau đây:
- Tăng cường năng suất: Tự động hóa giúp các nhiệm vụ được thực hiện nhanh hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn so với việc làm thủ công.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Tự động hóa giúp đảm bảo độ chính xác và đồng nhất cho sản phẩm khi sản xuất hàng loạt.
- Giảm thiểu chi phí: Tự động hóa giúp giảm chi phí nhân công, chi phí vận hành và chi phí vật liệu.
- Đảm bảo an toàn lao động: Tự động hóa giúp hạn chế tình trạng làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm cho người lao động.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp áp dụng tự động hóa sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn nhờ quy trình sản xuất tối ưu và khả năng đáp ứng tốt thị trường.
Tìm hiểu thêm: Các loại hình tự động hóa công nghiệp được ưa chuộng hiện nay
3. Các loại hình tự động hóa sản xuất phổ biến hiện nay
Với sự phát triển của công nghệ, tự động hóa sản xuất ngày càng được ứng dụng rộng trong nhiều ngành sản xuất khác nhau. Dưới đây là các loại hình tự động hóa sản xuất phổ biến nhất hiện nay.
3.1. Tự động hóa cố định (Fixed Automation)
Tự động hóa cố định (còn gọi là tự động hóa cứng) là hệ thống tự động trong đó quy trình sản xuất được cố định bởi cấu hình của các thiết bị tự động. Các hoạt động trong hệ thống này thường đơn giản và không có độ linh hoạt cao trong việc thay đổi sản phẩm. Ví dụ: một hệ thống loader sử dụng các xy lanh khí hoặc điện cho máy gia công CNC, cho dây chuyền đúc…
Ưu điểm
- Hiệu quả sản xuất cao: Hệ thống tự động hóa cố định có khả năng đạt hiệu quả và hiệu suất cao khi sản xuất số lượng lớn.
- Vận hành ổn định: Được thiết kế để sản xuất một/ một số sản phẩm cụ thể nên hệ thống tự động hóa cố định có tính ổn định và chính xác cao.
- Tiết kiệm chi phí nhân công: Hệ thống tự động hóa cố định cần ít nhân công hơn so với loại hình tự động hóa linh hoạt.
Nhược điểm
- Tính linh hoạt thấp: Vì quy trình sản xuất đã được cố định cho một/ một số sản phẩm nên rất khó để thay đổi và ứng dụng cho sản phẩm khác.
- Chi phí đầu tư cao: Máy móc và thiết bị được thiết kế riêng cho sản phẩm cụ thể, khiến chi phí đầu tư ban đầu cao.
Ứng dụng
- Sản xuất hàng loạt: Tự động hóa cố định phù hợp để sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn, được sản xuất số lượng lớn như: ô tô, xe máy, đồ điện tử, thực phẩm đóng hộp…
- Lắp ráp sản phẩm: Hệ thống tự động hóa cố định có thể được ứng dụng để lắp ráp các bộ phận thành sản phẩm hoàn thiện như: điện thoại, máy tính, đồ điện tử…
3.2. Tự động hóa có thể lập trình (Programmable Automation)
Tự động hóa có thể lập trình (hay còn gọi là tự động hóa mềm) là hệ thống tự động trong đó quy trình sản xuất được điều khiển bởi phần mềm. Hệ thống này sử dụng các thiết bị có thể lập trình như robot 4 trục, robot 6 trục. Các robot này có thể lập trình hoặc thay đổi tay gắp để linh hoạt trong ứng dụng.
Ưu điểm
- Tính linh hoạt cao: Hệ thống có thể dễ dàng thay đổi chương trình để sản xuất các sản phẩm khác nhau.
- Chi phí đầu tư thấp: Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với hệ thống tự động hóa cố định.
- Hiệu quả sản xuất tốt: Hiệu quả sản xuất tốt. Tuy nhiên, khi sản xuất số lượng lớn, hiệu suất có thể thấp hơn so với hệ thống tự động hóa cố định.
- Số lượng nhân công tối ưu: Hệ thống tự động hóa có thể lập trình cần nhiều nhân công hơn so với hệ thống tự động hóa cố định, nhưng vẫn ít hơn so với hình thức sản xuất thủ công.
Nhược điểm
- Yêu cầu nhân viên kỹ thuật cao: Hệ thống tự động hóa có thể lập trình yêu cầu đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ để vận hành và bảo trì hệ thống.
Ứng dụng
- Sản xuất theo yêu cầu: Tự động hóa có thể lập trình phù hợp để sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu, sản xuất theo lô nhỏ như: đồ nội thất, máy móc, thiết bị…
- Lắp ráp sản phẩm phức tạp: Hệ thống tự động hóa có thể lập trình có thể được sử dụng để lắp ráp các sản phẩm phức tạp từ nhiều linh kiện như: ô tô, xe máy, máy bay…
3.3. Tự động hóa linh hoạt (Flexible Automation)
Tự động hóa linh hoạt là hệ thống tự động kết hợp giữa tự động hóa cố định và tự động hóa có thể lập trình. Hệ thống này cho phép sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với thời gian chuyển đổi ngắn và chi phí thấp. Tiêu biểu của hệ thống này là sử dụng 1 thiết bị gọi là “master – chuẩn“, ứng với nó là các công cụ thay nhanh để linh hoạt quy trình sản xuất.
Ưu điểm
- Tính linh hoạt cao: Hệ thống có thể dễ dàng thay đổi chương trình và cấu hình để sản xuất các sản phẩm khác nhau.
- Hiệu quả sản xuất tốt: Hiệu quả sản xuất của hệ thống tự động hóa linh hoạt gần bằng hệ thống tự động hóa cố định khi sản xuất số lượng lớn.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư khá cao: Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với tự động hóa có thể lập trình nhưng thấp hơn so với tự động hóa cố định.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Yêu cầu đội ngũ kỹ sư có trình độ cao để vận hành và bảo trì hệ thống.
Ứng dụng
- Sản xuất đa dạng: Tự động hóa linh hoạt phù hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, thay đổi sản phẩm thường xuyên như: đồ điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm…
- Lắp ráp sản phẩm phức tạp: Tự động hóa linh hoạt được ứng dụng để lắp ráp linh kiện thành sản phẩm hoàn chỉnh.
3.4. Tự động hóa tích hợp (Integrated Automation)
Tự động hóa tích hợp (còn gọi là tích hợp hệ thống tự động) là việc kết nối các hệ thống tự động khác nhau trong một nhà máy hoặc doanh nghiệp để tạo ra một hệ thống tổng thể thống nhất. Hệ thống này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí.
Ưu điểm
- Gia tăng hiệu quả sản xuất: Tự động hóa tích hợp giúp loại bỏ các hoạt động không cần thiết, tăng tốc độ sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc: Hệ thống tích hợp giúp dễ dàng theo dõi tiến độ sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Cải thiện khả năng ra quyết định: Hệ thống tích hợp cung cấp dữ liệu theo thời gian thực giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao: Việc triển khai hệ thống tự động hóa tích hợp có thể đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Khả năng tương thích: Việc kết nối các hệ thống tự động khác nhau có thể gặp khó khăn do vấn đề tương thích.
Ứng dụng
- Các ngành sản xuất: Tự động hóa tích hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất như lắp ráp, hàn, sơn…
- Kho bãi: Hệ thống tự động hóa tích hợp được sử dụng trong kho bãi để tự động hóa các hoạt động như nhận hàng, lưu trữ, xuất hàng và quản lý kho hàng…
3.5. Tự động hóa thông minh (Smart Automation)
Tự động hóa thông minh là sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Ưu điểm
- Cải thiện độ chính xác sản phẩm: Tự động hóa thông minh có thể giảm thiểu lỗi do con người gây ra, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Tăng khả năng thích ứng: Tự động hóa thông minh có khả năng học hỏi dữ liệu mới nhanh chóng, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục trên thị trường.
- Đưa ra quyết định tốt hơn: Tự động hóa thông minh có thể phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Nhược điểm
- Chi phí ban đầu cao: Triển khai hệ thống tự động hóa thông minh đòi hỏi một khoản đầu tư lớn vào cả phần cứng và phần mềm, đặc biệt là khi cần tích hợp nhiều hệ thống khác nhau.
- Phụ thuộc vào công nghệ: Công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng, khiến các hệ thống tự động hóa sản xuất dễ lỗi thời. Điều này đòi hỏi công nghệ phải luôn được cập nhật định kỳ.
Ứng dụng
- Các ngành sản xuất: Tự động hóa thông minh được sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, dự đoán nhu cầu sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng.
Để có thể lựa chọn loại hình tự động hóa sản xuất phù hợp, doanh nghiệp nên xem xét loại sản phẩm, nhu cầu sản xuất, ngân sách đầu tư và khả năng công nghệ của mình. Đây là các tiêu chí cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào hệ thống tự động hóa sản xuất.
4. Yamazen Việt Nam – nhà cung cấp hệ thống tự động hóa sản xuất hàng đầu hiện nay
Yamazen Việt Nam tự hào là nhà cung cấp hàng đầu các hệ thống tự động hóa sản xuất cho mọi doanh nghiệp. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng, Yamazen Việt Nam cam kết tư vấn và thiết kế cho khách hàng hệ thống tự động hóa sản xuất tối ưu, phù hợp với nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp.
Lựa chọn Yamazen Việt Nam, doanh nghiệp sẽ luôn được đồng hành và hỗ trợ tận tình để sở hữu hệ thống tự động sản xuất chất lượng, từ đó nâng tầm quy trình sản xuất và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Hãy liên hệ với Yamazen Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về giải pháp và hệ thống phù hợp nhất!