Máy mài phẳng: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại phổ biến
Máy mài phẳng là loại máy gia công quan trọng trong ngành cơ khí chế tạo, giúp tạo ra bề mặt phẳng mịn, có độ chính xác cao cho các chi tiết kim loại. Với khả năng gia công nhanh chóng và hiệu quả, máy mài phẳng đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tối ưu hóa quy trình sản xuất. Trong bài viết sau, hãy cùng Yamazen Việt Nam tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và các loại máy mài phẳng phổ biến hiện nay.
Contents
1. Máy mài phẳng là gì?
Máy mài phẳng (còn gọi là máy mài mặt phẳng hoặc máy mài mặt phẳng kim loại, tiếng Anh là surface grinder machine) là loại máy được sử dụng để làm phẳng và làm mịn bề mặt sản phẩm sau khi đã qua gia công cắt gọt.

Cụ thể, máy sử dụng viên đá mài được bao phủ bởi các hạt thô chuyển động lên xuống giữa bàn kẹp và viên đá mài. Trong khi đó, bàn kẹp có thể di chuyển theo chiều X và Y để điều chỉnh vị trí của chi tiết cần gia công. Quá trình này cho phép cắt bỏ các mảnh kim loại từ phôi, giúp bề mặt sản phẩm trở nên phẳng và mịn.
2. Cấu tạo máy mài phẳng
Máy mài phẳng được cấu thành từ các bộ phận chính dưới đây:

- Đế máy: là bộ phận chịu toàn bộ trọng lượng của máy và giúp máy đứng vững trong suốt quá trình hoạt động. Đế máy thường được làm từ vật liệu chắc chắn như gang hoặc thép, giúp nâng cao độ chính xác cho quá trình mài và đảm bảo tuổi thọ máy.
- Bàn máy: là nơi đặt vật liệu cần gia công. Chúng có khả năng di chuyển theo chiều ngang và chiều dọc, cho phép điều chỉnh vị trí bề mặt cần mài, giúp máy mài phẳng làm việc được trên nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bàn máy cũng được trang bị hệ thống kẹp để cố định chi tiết, tránh dịch chuyển hay rung lắc, qua đó đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Động cơ: cung cấp năng lượng cho quá trình mài, giúp đá mài quay để thực hiện công việc gia công. Động cơ thường có công suất lớn để đảm bảo hiệu suất làm việc trong mọi điều kiện. Đối với các dòng máy mài phẳng tự động, động cơ servo thường được sử dụng để cải thiện độ chính xác và tốc độ hoạt động, cho phép điều chỉnh tốc độ quay của đá mài theo yêu cầu gia công cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Toàn bộ thông tin doanh nghiệp cần biết về máy mài tròn
3. Nguyên lý hoạt động của máy mài phẳng
Máy mài phẳng hoạt động dựa trên quá trình sử dụng đá mài để loại bỏ một lớp kim loại mỏng trên bề mặt cần gia công. Khi đá mài quay, các hạt mài tiếp xúc và va chạm với bề mặt kim loại, giúp loại bỏ các khuyết tật và tạo ra độ bóng mịn cho bề mặt.
Đặc biệt, ở máy mài phẳng tự động và máy mài phẳng CNC, chúng có khả năng thực hiện quy trình này mà không cần sự can thiệp trực tiếp của người vận hành. Điều này giúp tối ưu hóa thời gian sản xuất và nâng cao độ chính xác trong việc gia công các chi tiết, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều.
Đọc thêm: Toàn bộ thông tin cần biết về máy mài CNC
4. Phân loại máy mài phẳng
Máy mài phẳng được chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau.
4.1. Phân loại máy mài phẳng theo hướng di chuyển của đầu trục chính
Theo hướng di chuyển của đầu trục chính, máy mài phẳng được chia thành các loại dưới đây:
4.1.1. Trục chính nằm ngang, bàn máy tịnh tiến qua lại
Đĩa mài trên trục chính ngang ép vào bề mặt phôi, phôi được kẹp chặt trên mâm cặp từ và di chuyển qua lại dưới đĩa mài quay nhanh. Mâm cặp có thể di chuyển vào ra để điều chỉnh vị trí gia công.
4.1.2. Trục chính nằm ngang, bàn máy quay tròn
Đĩa mài tiếp xúc với bề mặt phôi, phôi được đặt trên bàn quay và quay tròn dưới đĩa mài. Bàn máy có thể nghiêng để tạo ra các hình học mài đặc biệt như mài rỗng ở cạnh máy cưa vòng.
4.1.3. Trục chính thẳng đứng, bàn di chuyển qua lại hoặc bàn quay
Đĩa mài tiếp xúc với phôi, bàn máy có thể di chuyển qua lại hoặc quay. Máy mài này thường được sử dụng cho các chi tiết có kích thước lớn, đặc biệt trong các máy mài hạng nặng.
4.2. Phân loại máy mài phẳng theo kiểu máy
Theo kiểu máy, máy mài phẳng được chia thành các loại dưới đây:
4.2.1. Máy mài phẳng 1 trục, 2 trục, 3 trục
Đây là các loại máy mài phẳng có một, hai hoặc ba trục di chuyển, được điều khiển bằng thủy lực hoặc điện. Các trục này có thể di chuyển theo các hướng X, Y, Z để thực hiện quá trình mài phẳng chính xác.
4.2.2. Máy mài phẳng thủ công
Máy mài phẳng thủ công có mức đầu tư thấp nhưng yêu cầu người vận hành có kỹ năng cao để kiểm soát chất lượng mài. Tuy nhiên, việc duy trì chất lượng đồng đều ở loại máy mài này có thể khó khăn hơn so với các loại máy mài tự động.
4.2.3. Máy mài phẳng bán tự động
Máy mài phẳng bán tự động kết hợp điều khiển thủ công và tự động hóa, phù hợp cho các quy trình sản xuất không liên tục hoặc quy mô vừa. Máy sử dụng hệ thống thủy lực hoặc điện để điều khiển một số trục, giúp nâng cao năng suất và tiết kiệm thời gian.
4.2.4. Máy mài phẳng tự động
Máy mài phẳng tự động có khả năng hoạt động liên tục mà không cần sự giám sát của con người, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực lao động. Các thông số kỹ thuật có thể được điều chỉnh nhanh chóng và dễ dàng, đảm bảo độ chính xác cao hơn trong từng sản phẩm.
4.2.5. Máy mài phẳng CNC

Máy mài phẳng CNC sử dụng hệ thống điều khiển số để thực hiện quá trình mài một cách tự động và chính xác. Các trục di chuyển được điều khiển bằng các câu lệnh, giúp tối ưu hóa tự động hóa và độ chính xác trong gia công. Máy mài phẳng CNC là lựa chọn tối ưu cho các ngành công nghiệp yêu cầu chất lượng cao và sản xuất hàng loạt.
Khám phá ngay: Các loại máy mài phẳng Okamoto Nhật Bản
5. Quy trình vận hành máy mài phẳng
Để vận hành máy mài phẳng, doanh nghiệp nên áp dụng theo quy trình dưới đây:
- Chuẩn bị máy mài: Trước khi bắt đầu, người vận hành cần kiểm tra toàn bộ máy mài, bao gồm đá mài, động cơ và các bộ phận khác để đảm bảo máy hoạt động ổn định. Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng nào, cần phải khắc phục ngay trước khi bắt đầu vận hành.
- Cài đặt thông số mài: Tiếp theo, người vận hành sẽ điều chỉnh các thông số kỹ thuật sao cho phù hợp với yêu cầu gia công. Các thông số này bao gồm tốc độ quay của đá mài, độ sâu cắt và tốc độ di chuyển của bàn máy.
- Thực hiện mài: Người vận hành cần đặt và kẹp chặt vật liệu gia công trên bàn máy. Máy sẽ tự động thực hiện các bước mài theo các thông số đã được thiết lập. Lưu ý, phôi sẽ được kẹp trên bàn máy bằng mâm cặp từ tính nếu phôi có tính từ tính. Với các phôi không phải vật liệu từ tính hoặc phi kim loại, có thể sử dụng các hệ thống kẹp chân không hoặc cơ cấu kẹp cơ học, thậm chí là ê tô đặt trên mâm từ nếu chỉ có mâm cặp từ tính.
- Theo dõi quá trình mài: Trong suốt quá trình mài, người vận hành cần theo dõi tình trạng của máy và sản phẩm để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. Nếu phát hiện sự cố, cần dừng máy ngay lập tức để kiểm tra và xử lý.
- Hoàn thiện và kiểm tra chất lượng sản phẩm: Các tiêu chí kiểm tra bao gồm độ nhẵn bóng, kích thước chính xác và các khuyết tật trên bề mặt. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, chúng sẽ được chuyển tiếp vào các công đoạn tiếp theo. Ngược lại, sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ cần gia công lại để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng,.
6. Yamazen Việt Nam – Nhà phân phối máy mài phẳng chất lượng, giá tốt nhất thị trường
Yamazen Việt Nam là nhà phân phối máy mài phẳng chính hãng Okamoto Nhật Bản với cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao với mức giá cạnh tranh nhất thị trường.
5 lý do nên chọn mua máy mài phẳng từ Yamazen Việt Nam
- Chất lượng hàng đầu từ các thương hiệu uy tín: Yamazen Việt Nam phân phối đa dạng các dòng máy mài phẳng đến từ Okamoto, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Sản phẩm được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất trong gia công cơ khí, mang lại độ chính xác cao và hiệu suất làm việc tối ưu.
- Giá cả cạnh tranh nhất thị trường: Với chiến lược giá hợp lý và dịch vụ cải tiến không ngừng, Yamazen Việt Nam giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu suất của máy móc.
- Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, chu đáo: Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Yamazen Việt Nam sẵn sàng cung cấp tư vấn và hỗ trợ mọi lúc, từ việc lựa chọn máy mài phẳng phù hợp đến việc bảo trì, sửa chữa khi cần thiết nhằm đảm bảo máy mài phẳng luôn hoạt động tốt trong suốt quá trình vận hành.
Liên hệ ngay với Yamazen Việt Nam để nhận tư vấn về các loại máy mài phẳng phù hợp với ngân sách và nhu cầu của doanh nghiệp!