2024-10-24
Tin tức

Máy đo độ nhám là gì? Các loại máy đo độ nhám bề mặt phổ biến

Trong quá trình sản xuất, độ nhám bề mặt vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chống mài mòn, tính thẩm mỹ… của sản phẩm. Vậy, làm thế nào để đo lường chính xác độ nhám này? Trong bài viết sau, Yamazen Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu về máy đo độ nhám và các loại máy đo độ nhám bề mặt thông dụng nhất hiện nay.

1. Máy đo độ nhám là gì?

máy đo độ nhám Accretech
Máy đo độ nhám Accretech

Máy đo độ nhám (còn gọi là máy đo độ nhám bề mặt) là thiết bị được dùng để đo và đánh giá chất lượng bề mặt của vật liệu sau khi gia công. Chúng hoạt động bằng cách sử dụng đầu dò di chuyển dọc theo các trục X, Y, và Z để chạm vào các điểm trên bề mặt của chi tiết cần đo. Tiếp đó, máy sẽ thu thập dữ liệu về vị trí của các điểm này và sử dụng chúng để tạo ra một mô hình 3D hoặc để so sánh với thông số kỹ thuật trên bản vẽ nhằm đánh giá độ chính xác…

2. Cấu tạo của máy đo độ nhám

Máy đo độ nhám thường được cấu thành từ các bộ phận chính sau:

2.1. Đầu dò (probe)

Đầu dò là bộ phận quan trọng nhất của máy, thực hiện việc quét bề mặt vật liệu để thu thập thông tin về độ nhám. Có hai loại đầu dò chính: đầu dò tiếp xúc và đầu dò không tiếp xúc. Đối với máy đo độ nhám tiếp xúc, đầu dò vật lý sẽ di chuyển trên bề mặt vật liệu. Đối với máy đo độ nhám không tiếp xúc như máy đo độ nhám laser, máy đo độ nhám quang học; đầu dò sẽ quét bề mặt bằng tia laser hoặc quang học.

2.2. Thân máy

Thân máy chứa các bộ phận cơ khí, điện tử và phần mềm điều khiển quá trình đo, bao gồm:

  • Cơ cấu di chuyển đầu đo: giúp đầu đo di chuyển theo đường thẳng hoặc đường cong trên bề mặt đo.
  • Cảm biến: chuyển đổi tín hiệu cơ học từ đầu đo thành tín hiệu điện.
  • Bộ xử lý tín hiệu: xử lý tín hiệu điện, tính toán các thông số độ nhám và hiển thị kết quả.
  • Màn hình hiển thị: hiển thị các thông số đo bề mặt.
  • Bàn phím hoặc màn hình cảm ứng: dùng để điều khiển máy, cài đặt các thông số đo.

3. Ưu điểm của máy đo độ nhám

Máy đo độ nhám mang lại nhiều lợi ích trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Dưới đây là các ưu điểm nổi bật của loại máy này.

  • Độ chính xác cao: Máy đo độ nhám cung cấp các kết quả đo chính xác với độ phân giải cao đến từng micron. Điều này cho phép xác định chi tiết các thông số độ nhám, từ Ra (độ nhám trung bình) cho đến các chỉ số phức tạp hơn như Rz (độ lệch giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất trong khoảng đo), Rt (chiều cao tổng thể của biên dạng), Rq (độ nhám trung bình bình phương gốc)…
  • Phương pháp đo đa dạng: Máy đo độ nhám có thể đo lường bề mặt theo nhiều phương pháp khác nhau, từ phương pháp tiếp xúc truyền thống với đầu dò kim loại cho đến các công nghệ đo không tiếp xúc như sử dụng laser hoặc cảm biến quang học. Tùy theo yêu cầu của ứng dụng, máy đo độ nhám có thể thích ứng để đo trên các bề mặt có hình dạng phức tạp hoặc vật liệu dễ tổn thương.
  • Tính ổn định và bền bỉ: Máy đo độ nhám thường được chế tạo từ các vật liệu chất lượng cao, đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt ngay trong điều kiện làm việc khắc nghiệt. Những dòng máy cao cấp có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà vẫn duy trì được hiệu suất và độ chính xác.
  • Khả năng phân tích và lưu trữ dữ liệu: Các máy đo độ nhám hiện đại thường được trang bị các tính năng lưu trữ và phân tích dữ liệu, cho phép người dùng dễ dàng xem lại và so sánh các kết quả đo theo thời gian. Một số loại máy còn có thể kết nối với máy tính để truyền tải và lưu trữ dữ liệu. Điều này giúp nâng cao hoạt động kiểm soát chất lượng và theo dõi hiệu suất sản xuất.
  • Tính năng tự động hóa: Một số dòng máy cao cấp được tích hợp tính năng tự động hóa, cho phép thực hiện các phép đo tự động mà không cần sự can thiệp nhiều từ con người. Tính năng này rất hữu ích trong các môi trường sản xuất hàng loạt, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc.
  • Giao diện người dùng thân thiện: Máy đo độ nhám thường có giao diện người dùng trực quan với các chức năng được sắp xếp hợp lý. Điều này giúp người vận hành thao tác và thực hiện phép đo nhanh chóng mà không gặp khó khăn. Màn hình hiển thị thường là LCD hoặc màn hình cảm ứng, cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu.
  • Khả năng di động và linh hoạt: Máy đo độ nhám có nhiều loại khác nhau, từ các máy đo cầm tay để đo tại hiện trường đến các máy để bàn có tính tự động hóa cao và khả năng đo lường phức tạp trong các phòng thí nghiệm hoặc dây chuyền sản xuất.

4. Các loại máy đo độ nhám phổ biến hiện nay 

Máy đo độ nhám được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo từng các tiêu chí phân loại. Dưới đây là các loại máy đo độ nhám thông dụng trên thị trường hiện nay.

Phân loại theo kích thước và tính di động

4.1. Máy đo độ nhám cầm tay

máy đo độ nhám cầm tay Mitutoyo
Máy đo độ nhám cầm tay Mitutoyo

Máy đo độ nhám cầm tay là loại thiết bị nhỏ gọn, dễ sử dụng và có tính linh động cao. Loại máy này có thể dễ dàng mang theo để kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, nhà máy hoặc xưởng sản xuất. Với đầu dò tích hợp sẵn, máy cho phép đo độ nhám nhanh chóng và cung cấp kết quả ngay lập tức. Đây là giải pháp tối ưu cho các ứng dụng kiểm tra nhanh, tuy nhiên độ chính xác của máy cầm tay có thể không cao bằng các loại máy đo chuyên dụng khác.

4.2. Máy đo độ nhám để bàn

Máy đo độ nhám để bàn Mitutoyo
Máy đo độ nhám để bàn Mitutoyo

Máy đo độ nhám để bàn là loại thiết bị lớn hơn, được đặt cố định trên bàn làm việc và thường được sử dụng trong các phòng kiểm tra chất lượng hoặc phòng thí nghiệm. Loại máy này có khả năng đo lường với độ chính xác cao và cung cấp nhiều thông số độ nhám khác nhau. Ngoài ra, máy còn có khả năng kết nối với máy tính để phân tích chi tiết dữ liệu đo lường. Máy đo độ nhám để bàn phù hợp với các ứng dụng yêu cầu kỹ thuật khắt khe.  

Phân loại theo phương pháp đo

4.3. Máy đo độ nhám tiếp xúc

Máy đo độ nhám tiếp xúc là loại máy đo hoạt động bằng cách sử dụng một đầu dò vật lý tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần đo. Theo đó, đầu dò sẽ di chuyển qua lại trên bề mặt vật liệu để thu thập dữ liệu về sự biến dạng của bề mặt, từ đó tính toán độ nhám. Với độ tin cậy cao, máy đo độ nhám tiếp xúc có thể đo được trên nhiều loại bề mặt và vật liệu khác nhau.

4.4. Máy đo độ nhám quang học

Máy đo độ nhám quang học sử dụng phương pháp đo không tiếp xúc để đánh giá chất lượng bề mặt sản phẩm. Cụ thể, loại máy này dùng nguồn sáng trắng để quét qua bề mặt mà không cần đầu dò tiếp xúc trực tiếp. Công nghệ này cho phép đo các bề mặt mềm, dễ biến dạng hoặc những chi tiết nhỏ, tinh vi với độ chính xác cực cao. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu đo lường bề mặt mà không làm hỏng sản phẩm hoặc những nơi mà đầu dò vật lý không thể tiếp cận được.

4.5. Máy đo độ nhám laser

Máy đo độ nhám laser là một dạng máy đo không tiếp xúc, sử dụng tia laser để quét bề mặt sản phẩm và thu thập dữ liệu đo. Ưu điểm của loại máy này là khả năng đo lường với tốc độ và độ chính xác vượt trội mà không cần tiếp xúc cơ học lên bề mặt cần kiểm tra. Máy đo độ nhám laser thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chính xác, bán dẫn, hoặc những sản phẩm đòi hỏi cao về độ nhám bề mặt. Công nghệ laser cũng cho phép đo được các bề mặt có hình dạng phức tạp hoặc khó tiếp cận.

Tìm hiểu thêm: Máy đo độ cứng Mitutoyo

5. Ứng dụng của máy đo độ nhám

Máy đo độ nhám giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát quá trình sản xuất và nghiên cứu vật liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Ngành gia công cơ khí: kiểm tra độ nhám của các chi tiết máy.
  • Ngành sản xuất khuôn mẫu: đánh giá chất lượng bề mặt của khuôn.
  • Ngành công nghiệp ô tô: đảm bảo chất lượng động cơ, vỏ xe và các linh kiện khác.
  • Ngành hàng không vũ trụ: đảm bảo chất lượng bề mặt của các bộ phận máy bay.
  • Ngành chế tạo linh kiện điện tử: đo độ nhám của các bảng mạch và linh kiện điện tử.
  • Ngành y tế: đo độ nhám của các thiết bị y tế và dụng cụ y tế.

6. Yamazen Việt Nam – Đơn vị cung cấp máy đo độ nhám uy tín, giá tốt nhất thị trường

Yamazen Việt Nam là nhà phân phối máy đo độ nhám bề mặt uy tín và chất lượng tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi mang đến các loại máy đo với độ chính xác cao, phù hợp với nhiều ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật khác nhau.

5 lý do nên chọn máy đo độ nhám của Yamazen Việt Nam

  • Đa dạng sản phẩm: Yamazen Việt Nam cung cấp nhiều loại máy đo độ nhám với các tính năng và mức giá khác nhau, giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
  • Thương hiệu uy tín: Yamazen Việt Nam phân phối các loại máy đo độ nhám từ các thương hiệu danh tiếng như Mitutoyo, Accretech…, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.
  • Giá cả cạnh tranh: Yamazen Việt Nam cam kết mang đến chính sách giá tốt nhất cùng những chương trình ưu đãi hấp dẫn, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư của mình.
  • Tư vấn chuyên nghiệp: Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của Yamazen Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp  trong quá trình lựa chọn, sử dụng và bảo dưỡng máy.
  • Hỗ trợ chuyên sâu: Yamazen Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để giúp doanh nghiệp sử dụng máy một cách hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ với Yamazen Việt Nam ngay hôm nay để nhận tư vấn và báo giá máy đo độ nhám chi tiết nhất!

5/5 - (2 votes)