Đồng hồ so là gì? Công dụng và các loại đồng hồ so phổ biến
Với khả năng đo lường chính xác đến từng micron, đồng hồ so trở thành một trong những thiết bị không thể thiếu trong phòng kiểm tra chất lượng của các nhà máy hiện đại. Dụng cụ này giúp người dùng dễ dàng xác định các sai lệch nhỏ nhất, từ đó đảm bảo mọi sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Trong bài viết sau, hãy cùng Yamazen Việt Nam tìm hiểu công dụng, phân loại và hướng dẫn sử dụng đồng hồ so chi tiết.
Contents
1. Đồng hồ so là gì?

Đồng hồ so (tiếng Anh là Dial Indicator) là một dụng cụ đo lường cơ khí có độ chính xác cao, thường được sử dụng để kiểm tra độ phẳng, độ thẳng, độ đảo trục, độ song song và độ đồng tâm của các chi tiết cơ khí…. Thiết bị này hoạt động dựa trên cơ chế bánh răng và kim chỉ thị, cho phép người dùng quan sát và đánh giá độ chính xác của chi tiết cần đo. Đồng hồ so đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp chế tạo máy móc, gia công kim loại, và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2. Cấu tạo của đồng hồ so
Cấu tạo đồng hồ so thường gồm các bộ phận dưới đây:
- Mặt đồng hồ: là nơi hiển thị kết quả đo, có các vạch chia độ rõ ràng và kim chỉ thị quay quanh trục để chỉ số liệu đo được.
- Đầu đo: là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần đo, thường được làm từ vật liệu cứng như thép hoặc carbide để đảm bảo độ bền và độ chính xác.
- Trục truyền động: là bộ phận truyền động từ đầu đo đến kim chỉ thị, giúp chuyển đổi chuyển động cơ học thành số liệu trên mặt số.
- Cơ cấu bánh răng: khuếch đại chuyển động nhỏ của đầu đo thành chuyển động quay của kim chỉ thị.
- Lò xo: giúp đầu đo trở lại vị trí ban đầu sau khi đo, đảm bảo độ chính xác và lặp lại của phép đo.
- Vỏ bảo vệ: làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bụi, dầu và va đập.
- Chân giữ hoặc gá kẹp: dùng để cố định đồng hồ so vào giá đỡ hoặc dụng cụ đo lường khác.
- Nút khóa và điều chỉnh: giúp cố định kim đo hoặc điều chỉnh mặt số về vị trí “0” trước khi đo.
3. Các loại đồng hồ so
Các loại đồng hồ so được phân loại dựa trên cấu tạo và cơ chế hoạt động của chúng. Dưới đây là một số loại đồng hồ so phổ biến.
- Đồng hồ so cơ khí: sử dụng các bánh răng và lò xo để chuyển đổi chuyển động tuyến tính của đầu đo thành chuyển động quay của kim chỉ thị. Đồng hồ so cơ khí thường có độ bền cao và không cần nguồn điện, phù hợp với các ứng dụng trong môi trường khắc nghiệt.

- Đồng hồ so điện tử: được trang bị màn hình kỹ thuật số cho phép người dùng đọc kết quả một cách chính xác và dễ dàng. Loại đồng hồ này thường được tích hợp thêm nhiều chức năng như lưu trữ dữ liệu, kết nối máy tính và có thể chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường.

- Đồng hồ so chân gập: được thiết kế đầu đo có thể gập lại, thích hợp cho việc đo lường các vị trí khó tiếp cận. Đồng hồ so chân gập thường nhỏ gọn và dễ di chuyển, giúp nâng cao tính linh hoạt trong quá trình sử dụng.

- Đồng hồ so loại lớn: có phạm vi đo lớn đơn, thường từ 20mm đến 100mm. So với đồng hồ so thông thường (hành trình đo 0-10mm), loại lớn có thể đo các chi tiết có sai lệch lớn hoặc kiểm tra những bề mặt có độ chênh lệch đáng kể.

4. Cách sử dụng đồng hồ so
Để sử dụng đồng hồ so đúng cách và đạt độ chính xác cao, doanh nghiệp nên thực hiện theo các bước dưới đây.
- Chuẩn bị trước khi đo: kiểm tra và đảm bảo đồng hồ so cũng như các phụ kiện đi kèm (như đế từ hoặc giá đỡ) đều hoạt động tốt và không bị hư hỏng.
- Lắp đặt đồng hồ so: gắn đồng hồ so vào đế từ, giá đỡ cố định, hoặc cơ cấu gá kẹp phù hợp. Đảm bảo đồng hồ so được đặt ở vị trí ổn định, không bị rung lắc.
- Hiệu chuẩn đồng hồ so: hiệu chỉnh bằng cách đặt đồng hồ lên một bề mặt phẳng và điều chỉnh kim chỉ thị về vị trí 0. Nếu sử dụng đồng hồ so điện tử, nhấn nút zero để thiết lập điểm chuẩn. Điều này giúp đảm bảo kết quả đo chính xác.
- Thực hiện phép đo: dịch chuyển chi tiết hoặc đầu đo và quan sát kim đồng hồ di chuyển. Nếu đo độ đảo trục, quay trục và quan sát độ dao động của kim đồng hồ. Nếu đo độ phẳng, di chuyển đồng hồ dọc theo bề mặt và ghi nhận giá trị sai lệch.
- Đọc kết quả đo: quan sát độ lệch của kim đồng hồ để biết sai số của chi tiết. Nếu đồng hồ hiển thị số âm (-) hoặc dương (+), đó là mức độ sai lệch so với điểm chuẩn. Với đồng hồ điện tử, đọc trực tiếp trên màn hình.
- Bảo quản và bảo dưỡng: lau sạch đồng hồ so và phụ kiện bằng vải mềm. Tắt nguồn (nếu là đồng hồ điện tử) để tiết kiệm pin. Bảo quản đồng hồ so ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với hóa chất và môi trường ẩm ướt để kéo dài tuổi thọ của công cụ.
5. Ứng dụng của đồng hồ so
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của đồng hồ so.
- Kiểm tra độ đảo của trục và bề mặt quay của các chi tiết quay như trục máy, bánh răng, bạc đạn…, giúp xác định xem trục có bị cong, lệch hay không để điều chỉnh kịp thời.
- Kiểm tra xem hai bề mặt có song song với nhau không.
- Đánh giá độ phẳng của bàn máy, phiến chuẩn hoặc các bề mặt gia công quan trọng.
- Đánh giá độ mòn của chi tiết máy như ổ trục, vòng bi, hoặc các bề mặt tiếp xúc ma sát.
- Kiểm tra độ vuông góc và độ thẳng của chi tiết, giúp đảm bảo rằng hai mặt của một chi tiết vuông góc chính xác với nhau.
- Đo độ dày của chi tiết, đo độ sâu của lỗ khoan, rãnh cắt.
- Đo độ sai lệch của sản phẩm so với tiêu chuẩn kỹ thuật trong phòng kiểm định chất lượng (QC/QA).
6. Yamazen Việt Nam – Nhà phân phối đồng hồ so chất lượng, giá tốt nhất thị trường
Yamazen Việt Nam là nhà phân phối chính thức các loại đồng hồ so chất lượng cao từ những thương hiệu uy tín trên thế giới. Với cam kết mang đến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn đo lường nghiêm ngặt, chúng tôi giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kiểm tra, cải thiện độ chính xác trong gia công và giảm thiểu sai số.
Lý do nên chọn mua đồng hồ so tại Yamazen Việt Nam
- Sản phẩm đa dạng, phù hợp mọi nhu cầu: Yamazen Việt Nam cung cấp nhiều loại đồng hồ so phục vụ đa dạng nhu cầu đo lường như đồng hồ so cơ khí, đồng hồ so điện tử, đồng hồ so chân gập, đồng hồ so cỡ lớn…
- Chất lượng hàng đầu, độ chính xác vượt trội: Yamazen Việt Nam nhập khẩu trực tiếp các loại đồng hồ so chất lượng từ các thương hiệu danh tiếng như Mitutoyo, Peacock, Teclock… đảm bảo độ chính xác cao, sai số cực thấp. Tất cả các sản phẩm này đều được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất trong ngành cơ khí chính xác.
- Giá cạnh tranh nhất, dịch vụ chuyên nghiệp: Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, Yamazen Việt Nam còn cam kết mang đến mức giá tốt nhất trên thị trường. Với chính sách giá cạnh tranh, doanh nghiệp có thể dễ dàng sở hữu thiết bị đo lường chính xác mà không lo về chi phí. Bên cạnh đó, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ sử dụng cũng như hướng dẫn bảo trì sản phẩm để đảm bảo tuổi thọ lâu dài.
Hãy liên hệ ngay với Yamazen Việt Nam để nhận tư vấn chi tiết và báo giá đồng hồ so ưu đãi nhất.