Máy đo 2D: toàn bộ thông tin doanh nghiệp cần biết
Máy đo 2D, với khả năng đo lường chính xác các thông số hình học trên một mặt phẳng, đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Trong bài viết sau, hãy cùng Yamazen Việt Nam tìm hiểu chi tiết về loại máy này.
Contents
1. Máy đo 2D là gì?
Máy đo 2D (còn gọi là máy đo quang học, tiếng anh là VMM – Video Measurement Machine) là thiết bị được dùng để đo kích thước chi tiết bằng hình ảnh 2D. Chúng hoạt động bằng cách xác định tọa độ thông qua thước đo quang, camera độ phân giải cao và phần mềm nhận diện hình ảnh để cho ra kết quả đo chính xác nhất.
Máy đo 2D VMM thường được ứng dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm, đo lường kích thước, độ chính xác và hình dạng của các linh kiện cơ khí, điện tử cùng nhiều loại sản phẩm khác.
2. Cấu tạo của máy đo 2D
Máy đo 2D thường được cấu thành từ các bộ phận dưới đây:
- Màn chiếu: là bộ phận hiển thị hình ảnh và các chi tiết được phóng đại từ vật cần đo. Màn chiếu giúp người dùng quan sát, đo lường và phân tích kích thước chính xác.
- Thấu kính: có nhiệm vụ phóng đại hình ảnh của sản phẩm cần đo, đảm bảo hình ảnh rõ nét và chính xác để phục vụ quá trình đo lường.
- Bàn máy: là nơi đặt vật cần đo. Bộ phận này thường có bề mặt phẳng và chắc chắn để đảm bảo độ chính xác trong quá trình đo lường.
- Tay cầm dịch chuyển bàn máy: cho phép điều chỉnh và di chuyển bàn máy theo trục X và Y. Việc di chuyển này giúp định vị chính xác vật cần đo trong không gian hai chiều.
- Phần mềm đo lường: cung cấp giao diện người dùng để điều khiển hoạt động của máy và thực hiện các phép tính cần thiết để xác định kích thước, hình dạng và vị trí của vật thể.
3. Nguyên lý hoạt động của máy đo 2D
Máy đo 2D vận hành dựa trên nguyên lý quang học. Cụ thể, một nguồn sáng sẽ chiếu vào chi tiết cần đo, tạo ra bóng của chi tiết đó trên màn chiếu. Sau đó, thấu kính quang học phóng to hình dạng của bóng. Bằng cách xác định khoảng cách giữa các điểm trên hình chiếu và dựa vào tỷ lệ phóng đại, người vận hành có thể tính toán chính xác kích thước của chi tiết cần đo lường và kiểm tra.
Trên màn chiếu, các biểu đồ dạng lưới hoặc đường tròn đồng tâm đóng vai trò là thang đo để xác định các thông số như chiều dài, đường kính hay góc của vật thể. Ngoài ra, biểu đồ biên dạng chuẩn của chi tiết cũng được sử dụng với cùng độ phóng đại, giúp so sánh trực tiếp hình dạng của chi tiết cần kiểm tra.
Máy đo 2D sử dụng hai phương pháp chiếu sáng là chiếu sáng truyền qua (nguồn sáng từ phía dưới chiếu xuyên qua chi tiết để tạo bóng đổ lên màn chiếu) và chiếu sáng epi (nguồn sáng chiếu từ phía trên xuống, làm rõ đường viền bên ngoài của chi tiết).
Bàn máy được thiết kế để di chuyển linh hoạt theo hai trục X và Y nhờ hệ thống ray dẫn hướng kết hợp thước quang học, giúp người vận hành xác định chính xác vị trí và khoảng cách dịch chuyển của mẫu vật trong không gian hai chiều.
4. Ưu điểm và nhược điểm của máy đo 2D
Dưới đây là các ưu điểm mà máy đo quang học 2D sở hữu.
- Đo không tiếp xúc: Máy đo 2D sử dụng công nghệ quang học để đo kích thước chi tiết mà không cần chạm trực tiếp vào bề mặt vật thể. Điều này giúp hạn chế tối đa các tác động vật lý có thể làm hư hỏng hoặc biến dạng chi tiết, đặc biệt là các linh kiện mỏng, nhỏ hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi lực tác động.
- Đo được các chi tiết nhỏ và phức tạp: Nhờ vào thấu kính quang học có độ phóng đại cao và camera có độ phân giải lớn, máy đo 2D có khả năng đo chính xác những chi tiết rất nhỏ, phức tạp hoặc có biên dạng đặc biệt mà các thiết bị đo thông thường khó thực hiện được. Đây là ưu điểm vượt trội khi cần kiểm tra các linh kiện điện tử, cơ khí chính xác hoặc các sản phẩm có kích thước siêu nhỏ.
- Dễ quan sát, phù hợp làm việc nhóm: Khác với các máy đo hiển vi truyền thống đòi hỏi người dùng phải nhìn qua thị kính, máy đo 2D hiển thị hình ảnh trực tiếp trên màn chiếu hoặc màn hình máy tính. Điều này cho phép nhiều người có thể quan sát kết quả đo cùng lúc, giúp cải thiện hiệu quả làm việc nhóm và nâng cao khả năng đánh giá chi tiết một cách đồng bộ.
Ngoài các ưu điểm trên, máy đo 2D cũng tồn tại một số hạn chế mà doanh nghiệp cần biết trước khi quyết định đầu tư.
- Yêu cầu nguồn điện ổn định: Máy đo 2D cần một nguồn điện riêng biệt và ổn định để duy trì hoạt động liên tục, do thiết bị tiêu thụ một lượng điện năng khá lớn trong quá trình chiếu sáng, ghi hình và phân tích dữ liệu. Nếu nguồn điện không ổn định, máy có thể gặp trục trặc hoặc cho kết quả đo thiếu chính xác.
- Phụ thuộc vào môi trường tối: Máy đo 2D hoạt động tốt nhất trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc môi trường tối hoàn toàn để đảm bảo độ tương phản và chất lượng hình chiếu cao. Vì vậy, không gian làm việc đặt máy cần được thiết kế và bố trí phù hợp. Điều này có thể làm hạn chế không gian sử dụng hoặc tăng thêm yêu cầu về môi trường làm việc đối với người vận hành.
5. Ứng dụng của máy đo 2D
Với khả năng đo chính xác các đặc tính hình học của vật thể trên mặt phẳng, máy đo 2D đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của máy đo 2D.
- Ngành sản xuất ô tô: đo kích thước, kiểm tra hình dạng các chi tiết như bánh răng, trục cam, vỏ xe…
- Ngành điện tử: đo kích thước mạch in, kiểm tra các linh kiện điện tử…
- Ngành cơ khí: đo các chi tiết máy, kiểm tra khuôn mẫu, so sánh với bản vẽ thiết kế…
- Ngành hàng không vũ trụ: đo các chi tiết chính xác cao như cánh quạt, động cơ…
- Ngành y tế: kiểm tra các dụng cụ y tế và các mẫu vật.
- Nghiên cứu khoa học: đo các mẫu vật nhỏ, phân tích hình ảnh.
6. Hướng dẫn sử dụng máy đo 2D đúng cách
Để sử dụng máy đo 2D một cách hiệu quả và chính xác, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước cơ bản sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi sử dụng
Nên đặt máy trong khu vực tối hoặc có rèm chắn sáng để đảm bảo hình ảnh chiếu chính xác. Ngoài ra, cần đảm bảo nguồn điện cấp cho máy ổn định, đủ mạnh và không bị gián đoạn trong suốt quá trình sử dụng. Đặc biệt, lưu ý làm sạch bề mặt bàn máy vì bụi và các vật thể lạ có thể gây sai lệch trong quá trình đo.
Bước 2: Đặt mẫu vật lên bàn máy
Đặt mẫu vật cần đo lên bàn máy sao cho đúng vị trí. Đảm bảo mẫu vật được cố định và không bị di chuyển trong suốt quá trình đo. Nếu mẫu vật có bề mặt không bằng phẳng, sử dụng giá đỡ hoặc dụng cụ hỗ trợ để cố định mẫu.
Bước 3: Chọn chế độ chiếu sáng phù hợp
Lựa chọn chế độ chiếu sáng phù hợp (chiếu sáng truyền qua hoặc chiếu sáng epi) tùy vào loại chi tiết và mục đích đo. Chiếu sáng truyền qua sẽ tạo bóng đổ rõ nét, trong khi chiếu sáng epi giúp hiển thị các đường viền chi tiết. Sau đó, điều chỉnh độ sáng của nguồn sáng sao cho vừa đủ để tạo ra hình ảnh chiếu sắc nét.
Bước 4: Sử dụng phần mềm để đo lường
Mở phần mềm liên kết với máy đo 2D. Trong phần mềm, lựa chọn các thang đo (lưới, đường tròn đồng tâm) hoặc biểu đồ biên dạng chuẩn để so sánh với chi tiết cần đo. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thang đo đường kính, chiều dài hoặc góc tùy theo yêu cầu kiểm tra. Tiếp đó, sử dụng chuột hoặc tay cầm dịch chuyển để lựa chọn các điểm cần đo trên hình chiếu. Phần mềm sẽ tự động tính toán và hiển thị kết quả đo.
Bước 5: Kiểm tra và xác nhận kết quả
Sau khi thực hiện phép đo, kiểm tra lại kết quả trên phần mềm. So sánh kết quả đo với tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các biên dạng chuẩn đã được thiết lập trước đó. Tiếp theo, lưu kết quả trên phần mềm để có thể tham khảo sau này.
Lưu ý, để máy hoạt động lâu dài và chính xác, nên thực hiện bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra các bộ phận quan trọng như thấu kính, hệ thống chiếu sáng và các bộ phận cơ khí.
7. Yamazen Việt Nam – Nhà phân phối máy đo 2D chất lượng, giá tốt nhất thị trường
Doanh nghiệp đang tìm mua máy đo 2D với độ chính xác cao và hiệu quả vượt trội? Hãy đến với Yamazen Việt Nam! Chúng tôi tự hào là nhà phân phối các loại máy đo 2D chính hãng Nhật Bản, đáp ứng mọi nhu cầu kiểm tra và đo lường chi tiết trong các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, ô tô và nhiều lĩnh vực khác.
3 lý do nên lựa chọn máy đo 2D từ Yamazen Việt Nam
- Chất lượng vượt trội: Các sản phẩm máy đo 2D chúng tôi phân phối đều được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu danh tiếng Nhật Bản như Mitutoyo, Nikon… Các sản phẩm này luôn đảm bảo độ chính xác cao và độ bền bỉ khi hoạt động, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả sản xuất.
- Giá cả hợp lý: Yamazen Việt Nam cam kết cung cấp sản phẩm uy tín với mức giá cạnh tranh nhất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Dịch vụ hậu mãi tốt: Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ, bảo trì, và nâng cấp máy móc, đảm bảo máy luôn vận hành ổn định.
Liên hệ ngay với Yamazen Việt Nam để trải nghiệm các dòng máy đo 2D hàng đầu, mang đến giải pháp đo lường chính xác cho doanh nghiệp của bạn!